Tìm hiểu hành trình phức tạp của virus SARS-CoV-2 bên trong cơ thể con người

Theo Dân trí-Thứ bảy, ngày 18/04/2020 21:37 GMT+7

VTV.vn - Bệnh nhân COVID-19 nặng sẽ bị tổn thương rất nhiều bộ phận trong cơ thể, từ thận đến tim.

Tìm hiểu hành trình phức tạp của virus SARS-CoV-2 bên trong cơ thể con người - Ảnh 1.

Ngay từ những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận ở Trung Quốc, các bác sĩ đã biết virus này tấn công vào phổi. Nhưng đến nay, họ còn chứng kiến nhiều bệnh nhân nặng phải chịu tổn thương trên khắp cơ thể.

Bác sĩ Eric Cioe-Peña, một bác sĩ cấp cứu ở Trung tâm Y tế Northwell, New York đồng thời là giám đốc điều trị virus corona ở bệnh viện tâm thần South Beach, Staten Island, Mỹ, cho biết do miễn dịch của chúng ta vẫn còn quá yếu trước sức tấn công của virus corona nên phổi là nơi đầu tiên sẽ chịu tổn thương nặng nề. Không những thế, virus này thực sự còn có thể di chuyển và luồn lách đến khắp nơi trong cơ thể chúng ta.

Virus corona xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, từ miệng hoặc mũi rồi vào phổi, vì thế để nhiễm được vào tế bào người, nó cần đánh lừa được một enzyme có trên bề mặt tế bào hô hấp. Một khi đã xâm nhập được vào tế bào con người, nó có thể đi vào tận mạch máu, và di chuyển đến tận các bộ phận bên trong cơ thể và tấn công các bộ phận này. 

Trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng ở phòng cấp cứu, bác sĩ Cioe-Peña đã gặp những trường hợp viêm cơ tim hay còn gọi là phì đại cơ tim do virus và đã có bệnh nhân tử vong vì nguyên nhân này.

Một nghiên cứu nhỏ công bố ngày 27/3 cho biết ở Vũ Hán, Trung Quốc, hơn 1/5 số bệnh nhân bị tổn thương tim sau khi mắc COVID-19. Virus corona mới có thể lọt vào cả tim và phổi vì cả tim và phổi đều có các tế bào mà protein trên bề mặt là ACE2, đây chính là protein mà virus corona mới bám vào để xâm nhập tế bào.

Các bộ phận khác trong cơ thể cũng mang enzyme này. Ví dụ như đường tiêu hóa có rất nhiều ACE2, và các chuyên gia cho rằng virus corona cũng xâm nhập các bộ phận khác ngoài tim, phổi, qua ACE2.

Một số bệnh nhân không có triệu chứng về đường hô hấp thì lại bị triệu chứng đường tiêu hóa, tức là virus thẩm thấu vào ruột non và đôi khi cả ruột già. 

"Và sau đó chúng tôi thấy bệnh nhân có các enzyme gan rất cao, đôi khi là ở những ca bệnh nhẹ, điều này cho thấy virus corona mới đã tấn công vào tế bào gan. Khi tế bào gan chết, chúng giải phóng các enzyme vào máu, nhưng gan tái sinh rất tốt vì thế mà có thể bộ phận này không bị tổn thương lâu dài", bác sĩ Cioe-Peña cho biết. 

Một số bộ phận bị tổn thương là do virus xâm nhập trực tiếp vào tế bào, còn hầu hết những bộ phận khác bị tổn thương lại do chính hệ miễn dịch của người bệnh gây ra. Bão cytokine (hiện tượng cơ thể sinh ra quá nhiều tế bào miễn dịch trong máu và tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể) gây ra tổn thương phổi nặng nề và cũng có thể gây ra tổn thương ở một loạt các bộ phận khác. Phản ứng thái quá này của hệ miễn dịch gây nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. 

Vẫn chưa ai hiểu rõ vì sao một số người lại có phản ứng miễn dịch quá mức cần thiết như vậy trong khi những người khác lại không bị, nhưng ở một số người có thể là do gen quyết định. Bác sĩ Erin Michos, Giám đốc dự khuyết về phòng ngừa bệnh tim mạch của Trường Y John Hopkins cho biết. Bão cytokine thậm chí có thể tấn công cả não, và bệnh nhân COVID-19 cũng có thể bị như vậy. Không những thế, triệu chứng mất khứu giác và vị giác cũng mới được đưa vào danh mục các triệu chứng của COVID-19, điều này cho thấy virus corona có thể xâm nhập vào hệ thần kinh và phần não điều khiển chức năng nhận biết mùi.

Vì hiện nay chưa có cách điều trị cụ thể cho căn bệnh này nên công tác điều trị ở bệnh viện chỉ bao gồm các biện pháp điều trị hỗ trợ cho các bộ phận bị tổn thương. 

Mặc dù trong một số ca rất hiếm gặp, bệnh nhân còn bị tổn thương vĩnh viễn, nhưng nhìn chung đa số các ca, bệnh nhân đều có thể hồi phục sức khỏe trở lại bình thường. Ví dụ gan và thận có thể bị tê liệt nhưng rồi lại hoạt động trở lại ngay và còn có thể trở lại hoàn toàn bình thường.

Thậm chí ở bệnh nhân viêm phổi nhiều ổ, các bác sĩ cũng thấy hình ảnh chụp X-quang phổi thể hiện phổi đã trở lại tình trạng bình thường. Với hầu hết mọi người, các bộ phận đều sẽ hồi phục, kể cả tim, một bộ phận không tái sinh tốt như các bộ phận khác. Những bệnh nhân bị cơ tim phì đại thường có nguy cơ tử vong rất cao, nhưng nếu họ vượt qua được căn bệnh và bình phục thì tim cũng sẽ trở lại bình thường.

Bác sĩ Cioe-Peña cho biết không có gì là ngạc nhiên cả. Nhiều virus khác cũng tấn công nhiều bộ phận của cơ thể. Bất cứ virus nào mới, khi lây sang người cũng thuộc dạng tấn công toàn cơ thể, bởi vì hệ miễn dịch của chúng ta chưa từng gặp phải virus đó trước đây. Còn khi người bệnh đã phát triển được miễn dịch với virus đó thì tình trạng bị tấn công đa bộ phận sẽ giảm xuống.

Hiện các bác sĩ vẫn chưa biết rõ những người khỏi bệnh có được miễn dịch đến mức độ nào, nhưng ngay cả khi họ không có được miễn dịch đầy đủ thì việc chiến thắng được căn bệnh lần thứ nhất sẽ khiến họ ít bị tổn thương hơn nếu có mắc lại lần thứ hai.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước