Vào mùa nắng nóng, nhiều người thích uống nước đá, để giảm cơn khát và cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, đó là một thói quen không lành mạnh có thể gây hại nhất định đến sức khỏe. Thậm chí, nước đá không giúp bạn giải nhiệt cơ thể mà còn khiến chúng ta khát hơn nữa.
Hạn chế tiêu hóa: Các chuyên gia cho rằng, nước lạnh và thậm chí đồ uống lạnh có thể làm co mạch máu của bạn, do đó hạn chế tiêu hóa. Nó cũng cản trở quá trình tự nhiên hấp thụ chất dinh dưỡng khi tiêu hóa.
Gây đau họng: Uống nước đá khi thời tiết nắng nóng, khả năng bị đau họng và nghẹt mũi rất cao, bởi nước lạnh sẽ làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng gây ra hiện tượng bỏng lạnh, khiến cổ họng của bạn bị rát và tổn thương.
Ức chế sự phân hủy chất béo: Nếu bạn uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nhiệt độ lạnh sẽ làm đông cứng chất béo từ thực phẩm bạn vừa tiêu thụ, khiến cơ thể bạn khó phân hủy các chất béo không mong muốn trong cơ thể.
Làm chậm nhịp tim: Uống nước đá gây tác động và kích thích dây thần kinh phế vị - một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nhịp tim của bạn sẽ bị suy giảm.
Sốc nhiệt: Bạn không nên uống nước lạnh sau khi tập luyện. Khi bạn tập luyện, có rất nhiều nhiệt được tạo ra và nếu bạn uống nước lạnh ngay sau đó, nhiệt độ trong cơ thể sẽ bị thay đổi gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa có thể dẫn đến đau dạ dày hoặc sốc nhiệt.
Lời khuyên: Thay vì uống nước đá hay nước lạnh, bạn nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ 27 - 41oC, đặc biệt vào buổi sáng. Nước ấm sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng, đặc biệt giảm cân hiệu quả.
Uống nước lạnh có hại không? VTV.vn - Uống đủ nước là rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng có một số tranh luận về nhiệt độ tốt nhất của nước uống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!