Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một loài vi khuẩn cực lớn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà không cần tới sự hỗ trợ của kính hiển vi. Loài sinh vật đơn bào này có thể dài tới 2cm với hình dáng giống sợi dây mảnh, mang tất cả DNA của nó bên trong một túi màng trong khi các loài vi khuẩn khác có vật chất di truyền trôi nổi trong tế bào của chúng.
Ngoài chiếc túi màng trên, sinh vật này còn có một chiếc túi thứ 2 chứa đầy nước, chiếm hơn 70% tổng thể tích của tế bào. Một loại vi khuẩn ăn lưu huỳnh lớn trong chi Thiomargarita cũng có loại túi tương tự nên các nhà khoa học cho rằng loài mới được phát hiện nằm ở cùng một chi với loài này. Do kích thước đáng ngạc nhiên của nó, loài vi khuẩn mới phát hiện được đề xuất cái tên T.magnificia.
Kazuhiro Takemoto, một nhà sinh vật học tại Viện Công nghệ Kyushu cho rằng "vi khuẩn khổng lồ có thể là một mắt xích còn thiếu trong quá trình tiến hóa của các tế bào phức tạp".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!