Vì sao nên để các thiết bị điện tử ra xa phòng ngủ?

Theo Dân trí-Thứ sáu, ngày 15/06/2018 06:40 GMT+7

VTV.vn - Có phải những thiết bị điện tử như máy tính bảng, diện thoại thông minh và máy tính xách tay đang dần dần cướp đi giấc ngủ thoái mái của người Mỹ?

Điều này này đã được khẳng định chắc chắn bởi một nhóm các nhà nghiên cứu, phát hiện ra những sự giải trí không ngừng nghỉ và ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây ra tình trạng là mất giấc ngủ ngon.

Vì sao nên để các thiết bị điện tử ra xa phòng ngủ? - Ảnh 1.

Nghiên cứu được rút ra từ một phân tích tham gia bởi chín người lớn khỏe mạnh độ tuổi khoảng 20. Giấc ngủ của họ được theo dõi sau suốt năm đêm sử dụng máy tính bảng không bị hạn chế. Sau đó, kết quả này được so sánh với những giấc ngủ của họ qua năm đêm khi họ chỉ đọc các sách báo in.

Tác giả nghiên cứu Jenne Duffy nói rằng ảnh hưởng của các thiết bị điện tử không chỉ là do ánh sáng phát ra từ các thiết bị đó đã ức chế sự tiết ra melatonin, một hoóc-môn điều chỉnh giấc ngủ mà còn làm cho người ta ngủ muộn hơn, dù vẫn phải thức dạy vào lúc 6 giờ sáng để chuẩn bị đi làm.

Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết chính xác cách mà ánh sáng từ máy tính bảng quấy rối giấc ngủ nhưng theo cô Duffy, một nhà thần kinh học tại Bệnh viện Brigham and Women, và là phó giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Harvard ở Boston, có thể có một số giải thích hợp lý cho vấn đề này.

Cô đã chỉ ra rằng đồng hồ sinh học 24 giờ của cơ thể con người "rất nhạy cảm" với ánh sáng xanh mà các thiết bị điện tử phát ra. Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể là độ sáng: Mọi người có xu hướng giữ màn hình gần khuôn mặt, bao phủ hết tầm quan sát của của họ.

"Có thể là những người tham gia thí nghiệm đã sống trong phòng thí nghiệm của chúng tôi trong toàn bộ thời gian nghiên cứu và họ đã không được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, do đó ánh sáng màn hình điện thoại hay máy tính bảng của họ là khá sáng", Duffy nói thêm. "Chúng tôi muốn nghiên cứu trong tương lai để loại bỏ những hiệu ứng đó."

Thí nghiệm diễn ra trong một phòng thí nghiệm về giấc ngủ, nơi ô nhiễm ánh sáng và âm thanh được giữ ở mức tối thiểu. Trong năm đêm, người tham gia sử dụng thiết bị điện tử để đọc, gửi email, duyệt internet, chơi trò chơi hoặc xem video. Họ cũng được tự chọn thời gian đi ngủ và được thông báo để biết rằng họ phải thức dậy vào lúc nào sáng hôm sau.

Tiếp theo, trong một khoảng thời gian 5 ngày khác, những người tham gia nghiên cứu chỉ được phép đọc sách, tạp chí hoặc báo in và họ được tùy chọn nội dung.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng người dùng máy tính bảng ít buồn ngủ hơn trước giờ đi ngủ và ít tỉnh táo hơn trong giờ đầu tiên sau khi thức dậy, so sánh với người đọc các sách báo in.

Kết quả cũng cho thấy cơ thể người sử dụng máy tính bảng phải chờ đợi lâu hơn vào ban đêm để sản xuất melatonin, và họ ngủ muộn hơn trung bình 30 phút so với người đọc sách báo in.

Vì vậy, những người thích sử dụng các thiết bị điện tử để đọc cần làm gì?

Cô Duffy đã trả lời rằng ngoài việc chuyển sang tài liệu in, không có câu trả lời đơn giản nào.

"Giảm độ sáng màn hình có thể là một biện pháp, nhưng chúng tôi không biết phải giảm bao nhiêu," cô nói. "Sử dụng một số chương trình để thay đổi màu sắc của màn hình hoặc sử dụng một bộ lọc có thể là một biện pháp, nhưng một lần nữa chúng tôi không biết làm bao nhiêu là đủ. Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian ngoài trời trong ngày sẽ có thể là một biện pháp hiệu quả, nhưng nó phải là cùng với ngày bạn dùng điện thoại hay máy tính bảng chứ không phải là ở ngày hôm sau.”

Duffy cho biết các giải pháp này cần phải được thử nghiệm trong môi trường phòng thí nghiệm để các nhà khoa học có thể hiểu được liệu chúng có thực sự hoạt động hay không.

Tiến sĩ Nathaniel Watson là một giáo sư thần kinh học thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Washington ở Seattle, và là cựu chủ tịch của Học viện Y học về giấc ngủ Hoa Kỳ đã khuyên rằng: Không có một thứ gì có thể thay thế được giấc ngủ. Hãy bỏ các thiết bị điện tử xuống vào buổi tối trước khi đi ngủ để có thể có một giấc ngủ tốt nhất”.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước