Viêm nhiễm tai mũi họng ở trẻ nhỏ do nguyên nhân nào?

PV-Thứ sáu, ngày 24/04/2020 11:29 GMT+7

VTV.vn - Trẻ bị viêm nhiễm tai mũi họng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

Các mẹ có biết, tai - mũi - họng là các hốc tự nhiên thông với nhau và thông với cơ thể. Do đó, bệnh tai mũi họng bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Ví dụ như, khi trẻ bị viêm họng sẽ dễ gây nên viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai do các cơ quan này thông với nhau. Bên cạnh đó, viêm mũi - họng lại thường là nguyên nhân gây viêm xoang.

1. Những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai mũi họng

Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ bị viêm nhiễm tai mũi họng, cha mẹ cần đặc biệt chú ý:

Do điều kiện môi trường sống

- Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng, mưa ẩm.

- Khói xe, khói thuốc, khói than, bụi bẩn trong môi trường…

- Nguồn nước bị ô nhiễm...

- Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo... tiếp xúc với môi trường mới.

- Trẻ mới chuyển sang chế độ ăn dặm.

Viêm nhiễm tai mũi họng ở trẻ nhỏ do nguyên nhân nào? - Ảnh 1.

Do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm

- Các loại virus như virus hợp bào hô hấp (RSV) hoặc những loại virus gây ra cảm lạnh thông thường cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa thông qua tác động làm tổn hại đến hệ thống phòng thủ của các tế bào biểu mô đường hô hấp trên.

- Các vi khuẩn gây viêm mũi họng gồm có: Haemophilus influenzae, phế cầu, tụ cầu … nhưng nguy hiểm nhất trong đó là các liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes) vì nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

- Viêm tai do vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae.

- Một số ít trường hợp có thể bắt gặp viêm họng do nấm Candida.

2. Viêm nhiễm tai mũi họng được nhận biết như thế nào?

Khi trẻ có bất cứ vấn đề sức khỏe nào, chúng đều có biểu hiện phản kháng ra bên ngoài. Viêm nhiễm tai mũi họng cũng như vậy.

Biểu hiện viêm tai mũi họng cấp là khi trẻ bắt đầu có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, mỏi tay chân, kèm theo các triệu chứng như sốt hoặc sốt cao. Nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 – 40 độ C. Nếu trẻ biết nói, chúng sẽ than phiền về cảm giác ớn lạnh, bị đau khi nuốt thức ăn, đau mỏi khắp người và ăn ngủ kém. Mũi của trẻ khi viêm sẽ sinh ra dịch, chảy xuống họng có thể khiến họng bị viêm.

Trường hợp viêm tai mũi họng cấp do virus sẽ có các biểu hiện như: chảy mũi, ho, cơ thể phát ban, viêm kết mạc và đôi khi còn bị tiêu chảy...

Viêm nhiễm tai mũi họng ở trẻ nhỏ do nguyên nhân nào? - Ảnh 2.

3. Chăm sóc trẻ em bị viêm tai mũi họng bằng nước muối sinh lý chứa Bào tử lợi khuẩn

Vệ sinh mũi họng

Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi cho trẻ bằng khăn mềm.

Trường hợp dịch mũi đặc, trẻ thở gặp khó khăn thì nên nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý chứa bào tử lợi khuẩn vào mỗi bên mũi, đợi một lúc cho gỉ mũi mềm hơn rồi có thể nhẹ nhàng dùng tay day day hai bên cánh mũi bé để gỉ mũi bong ra, dùng tăm bông hoặc khăn mềm lau đi.

Viêm nhiễm tai mũi họng ở trẻ nhỏ do nguyên nhân nào? - Ảnh 3.

Lưu ý:

- Nếu dịch mũi của trẻ tiết ra quá nhiều và đặc, có thể cần dùng tới dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên, lưu ý không nên lạm dụng dụng cụ hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực, gây tổn thương niêm mạc mũi.

- Sau khi dùng khăn giấy mềm lau mũi thì vứt bỏ ngay. Không nên dùng khăn xô hay dùng lại khăn cũ vì vi khuẩn/virus vẫn bám lại trên khăn.

Vệ sinh tai cho trẻ

Cha mẹ không nên dùng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ mà dùng cách đơn giản đó là: lấy một chiếc khăn bông mỏng, xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại theo chiều xoắn của khăn.

Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn và ra ngoài. Chiếc khăn mềm sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.

Viêm nhiễm tai mũi họng ở trẻ nhỏ do nguyên nhân nào? - Ảnh 4.

Trong trường hợp ráy tai nhiều, vón cục, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý chứa bào tử lợi khuẩn, nhỏ vào tai 1-2 giọt, 3-4 lần trong ngày để ráy tai mềm và vỡ ra. Sau đó thực hiện các bước như trên là được.

Bước cuối cùng là mẹ lau nhẹ nhàng quanh vành tai cho trẻ và tuyệt đối không đeo bất kỳ thứ gì vào tai con bởi như thế rất dễ gây sưng tai.

Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích trên sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc bệnh viêm nhiễm tai mũi họng cho trẻ nhỏ, giúp các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!

Dung dịch nước muối sinh lý chứa Bào tử lợi khuẩn LiveSpo Navax là sản phẩm ứng dụng công nghệ "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH" với thành phần chứa trên 5 tỷ Bào tử lợi khuẩn sống Bacillus subtilis, Bacillus clausii và nước muối sinh lý trong một ống 5ml.

1

Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về sức khỏe hô hấp, độc giả vui lòng liên hệ: 1900. 8946

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước