"Virus xác sống" được hồi sinh thành công sau 48.500 năm ở trong băng tuyết vĩnh cửu

Mai Linh (theo CNN)-Thứ ba, ngày 21/03/2023 10:00 GMT+7

Sự tan băng vĩnh cửu đang diễn ra ngày càng nhanh (Ảnh: Jean-Michel Claverie)

VTV.vn - Băng vĩnh cửu tan ở Bắc Cực có thể “làm sống dậy” những chủng virus cổ xưa gây nguy hiểm cho con người và động vật.

Trong một nghiên cứu mới đây, Jean-Michel Claverie - giáo sư nghiên cứu về y học và bộ gen, đã thử nghiệm các mẫu đất được lấy từ những vùng băng vĩnh cửu khác nhau để tìm kiếm các mầm virus cổ đại “ngủ đông” trong khu vực này. Kết quả, ông đã tìm thấy một số chủng được gọi là “virus xác sống”.

Claverie và các cộng sự đã phân lập được tổng cộng 7 họ virus cổ đại. Điều đặc biệt hơn là khi được kích hoạt, những virus này vẫn có khả năng lây nhiễm. Tuy những chủng này chỉ có thể tấn công các amip đơn bào, không thể tấn công con người và động vật, đây vẫn là dấu hiệu của một nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn:  “Nếu virus amip vẫn còn có thể sống lại thì không có lý do gì khiến các virus khác đã chết”.

Được biết, sự tan băng vĩnh cửu ở Bắc Cực có nguy cơ giải phóng một số loại virus đã ngủ say trong lớp băng hàng chục nghìn năm. Các nhà khoa học rất quan ngại về rủi ro này mặc dù tỉ lệ xảy ra khá thấp. Các chất thải hóa học và phóng xạ có từ thời Chiến Tranh Lạnh cũng có thể được giải phóng trong quá trình tan băng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước