Bí ẩn sau "mô hình tổ ong" kỳ lạ trên sa mạc muối đã được giải đáp

Mai Linh (theo Live Science)-Chủ nhật, ngày 19/03/2023 14:22 GMT+7

Sa mạc muối lớn nhất thế giới Salar de Uyuni. (Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Các nhà vật lý cuối cùng đã giải mã được hiện tượng hình lục giác kỳ lạ xuất hiện trên các biển muối.

Các mô hình tổ ong kỳ lạ được tìm thấy ở hầu hết sa mạc muối như Badwater Basin, Thung lũng chết của California hay Salar de Uyuni, Bolivia đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch và đã truyền cảm hứng cho các bộ phim khoa học viễn tưởng trong nhiều thập kỷ. Khoảng thời gian vừa qua, các nhà khoa học cũng đã không ngừng nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ chế đằng sau hình dạng mang tính biểu tượng này.

Để giải thích về hiện tượng này, Lucas Goehring - phó giáo sư vật lý tại Đại học Nottingham Trent ở Anh cho biết câu trả lời nằm ở phần nước ngầm bên dưới lớp vỏ muối. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã mô tả cách các lớp nước mặn và ít mặn hơn lưu thông lên xuống theo dòng hình bánh vòng (donut) rồi ghép lại theo chiều ngang để tạo thành mô hình lục giác.

Ngay bên dưới lớp vỏ muối là một lớp nước siêu mặn có thể phát hiện được ngay cả khi chỉ dùng tay không. Vào những tháng hè nóng, nước sẽ bay hơi chỉ để lại tấm màng muối, một trong số đó hòa tan vào các lớp nước tiếp theo. Sau một thời gian tích tụ, lớp nước này dày đặc hơn và chìm xuống, các lớp nước tươi, ít mặn hơn sẽ dâng lên để thay thế. Lớp nước dâng lên bay hơi để lại dư lượng muối, muối tiếp tục hòa tan vào lớp nước trên cùng một lần nữa. Chu kỳ tuần hoàn này hình thành nên một cuộn đối lưu. Thông thường, một cuộn đối lưu sẽ tạo hình dạng bánh vòng, các cuộn ép lại với nhau sẽ tạo thành hình lục giác, các nhà nghiên cứu cho biết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước