Theo đó, chương trình này tập trung xây dựng trường học, hỗ trợ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng. Riêng đối với trẻ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt nhằm chuẩn bị bước vào lớp 1.
Diên Khánh là một trong những huyện đầu tiên ở Khánh Hòa đã vượt qua chuẩn 3 tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phổ cập giáo dục mầm non khi có 19/19 xã, thị trấn huy động được 100% trẻ ra lớp; duy trì 100% trẻ học 2 buổi/ngày; trẻ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt, giáo viên đạt chuẩn, phòng học kiên cố có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị. Để đạt được thành tích này, cùng với đầu tư của Nhà nước, huyện Diên Khánh đã đẩy mạnh xã hội hóa để phổ cập giáo dục mầm non, như: vận động tài trợ xây trường, mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tại các trường lớp mầm non…
Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích trẻ ra lớp như: miễn học phí cho trên 5.260 cháu, 2.760 cháu được hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ cho hơn 4.500 trẻ mẫu giáo từ 3- 5 tuổi là người dân tộc thiếu số ăn trưa với mức 220.000 đồng/cháu/tháng, hơn 6.000 trẻ không phải là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ ăn trưa 120.000 đồng/cháu/tháng. So với đầu năm học 2013, đến nay trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nhà trẻ chỉ còn 2%, giảm 3,36%; trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở nhà trẻ còn 3,56%, giảm 3%...
Nhờ đó, tỉnh Khánh Hòa đã huy động được 99,8% trẻ ra lớp, có 139/140 xã, phường, kể cả các xã ở huyện đảo Trường Sa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non. Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh, thành đầu tiên của cả nước đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non.