Đây là những con số ấn tượng vừa được công bố trong Hội nghị tổng kết Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5 năm qua, Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số đã giúp các em có những kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và đào tạo cho rằng: "Cái được nhất của đề án là trẻ được đi học, được đến trường ăn trưa, học ngày hai buổi từ đó có điều kiện học tiếng Việt" - bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo Mầm Non Bộ Giáo dục và đào tạo.
Mỗi địa phương một cách làm, mỗi giáo viên một giải pháp. Trẻ em dân tộc thiểu số đã được "tắm" mình trong môi trường tiếng nói và chữ viết tiếng Việt. Sẽ không còn những bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trò khi các em vào lớp 1. Tháo gỡ rào cản này cũng là cách thức để thực hiện quyền bình đẳng của trẻ em tất cả các dân tộc khi tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bước sang giai đoạn 2 của đề án, Bộ GD&ĐT sẽ có kế hoạch triển khai cụ thể, có sự chỉ đạo sát sao, đóng góp ý kiến của cán bộ, giáo viên, các cơ quan liên quan. Trong đó, chú trọng tuyên truyền vận động, huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp; đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ trẻ đến trường, đi học chuyên cần và giảm tỷ lệ trẻ bỏ học.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!