Đào tạo 7.300 giảng viên có bằng tiến sĩ như thế nào?

Hoài Thương, Ngọc Minh, Dương Dũng-Thứ tư, ngày 12/05/2021 06:00 GMT+7

VTV.vn - Trong giai đoạn mới, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước thực sự có hiệu quả trong việc đào tạo hàng nghìn giảng viên ĐH có bằng tiến sĩ?

Ngoài đào tạo, Đề án 89 mong muốn thu hút 1.500 nhà khoa học, những người có trình độ tiến sĩ về làm việc trong nước.

Điểm khác mấu chốt của Đề án 89 so với trước đây là các cơ sở GDĐH đóng vai trò chính yếu trong tất cả các khâu tuyển chọn và quá trình đào tạo.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - cho biết: "Giúp các trường có thể chủ động phân bố các nguồn lực, đảm bảo chất lượng đầu vào, chủ động hơn trong việc quy hoạch cán bộ, tôi nghĩ đây là bước đột phá".

Để tạo được bước đột phá thực sự, những lưu ý về yếu tố ngành nghề, vùng miền, môi trường nghiên cứu và đặc biệt những điều chỉnh kinh phí đào tạo cần được tính toán cụ thể hơn.

"Quy trình tuyển chọn đề ra tiêu chí đầu vào có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn tốt. Nhưng quan trọng thứ hai là chuẩn đầu ra chúng ta phải nâng cao lên ví dụ bắt buộc trong thời gian nếu đã tham gia phải có công bố trên các tạp chí quốc tế" - GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội nói.

"Các trường mà các bạn đang công tác yêu cầu các bạn vẫn phải tham gia giảng dạy và làm các công việc của cơ quan cho nên thời gian eo hẹp hơn. Nếu mà cơ quan cử nghiên cứu sinh đi mà tạo điều kiện hỗ trợ cho các bạn toàn thời gian thì sẽ tốt hơn" - PGS.TS Huỳnh Thị Thanh Bình, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ, Thông tin và Truyền thông,Trường ĐHBK Hà Nội nói.

Theo Đề án 322 đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách trước đây, có hơn 2.200 du học sinh được đưa đi đào tạo tiến sĩ nhưng về nước chỉ có một nửa. Nhiều người không thực hiện bồi hoàn chi phí. Do đó, để tránh lãng phí ngân sách, với đề án mới, cần phải có những chế tài ràng buộc cụ thể hơn.

Tiếp sau Đề án 322 là Đề án 911. Nhưng cuối cùng, đề án này cũng không đạt được mục tiêu đặt ra.

Kinh nghiệm rút ra sau đó thì nhiều nhưng điều quan trọng là nó có trở thành bài học để Đề án 89 hoạt động có hiệu quả hơn. Điều đó có lẽ phụ thuộc nhiều vào thông tư hướng dẫn tới đây của Bộ GDĐT và quá trình chọn ứng viên của các trường ĐH sau này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước