Những nhận định dưới đây về đề thi môn Địa lý sẽ giúp thí sinh có cách ôn luyện phù hợp:
Cấu trúc và mức độ khó của đề thi
Đề thi minh hoạ môn Vật lí vào lớp 10 của Hà Nội bao gồm cả kiến thức lý thuyết và thực hành, phân chia thành các mức độ từ nhận biết - thông hiểu cho tới vận dụng - vận dụng cao.
Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/thực hành là 31/9. Trong đó, thực hành sẽ bao gồm 5 câu hỏi Alat, 3 câu bảng số, 1 câu biểu đồ. Tỉ lệ câu hỏi nhận biết/thông hiểu/vận dụng/vận dụng cao là 19/12/9/0. Cụ thể:
Phần lý thuyết:
- Từ câu 1 - 4: Hỏi về Địa lí dân cư (Câu nhận biết: 1, 2; thông hiểu: 3, 4)
- Từ câu 5 - 15: Hỏi về Địa lí kinh tế (Câu nhận biết: 6, 7, 8, 10, 11, 13, 15; thông hiểu: 5, 9, 12, 14)
- Từ câu 16 - 30: Hỏi về sự phân bố lãnh thổ (Câu nhận biết: 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 28; thông hiểu: 16, 25, 26, 27, 29, 30)
Phần thực hành:
- Địa lí dân cư: câu 31, 39
- Địa lí kinh tế: câu 32, 33, 37, 38, 40
- Sự phân bố lãnh thổ: câu 34, 35
- Địa lí địa phương: câu 36
Cô Dương Thu Hương, Giáo viên môn Địa lí nhận định: "Đề thi không có câu hỏi vận dụng cao, câu hỏi đánh đố học sinh. Tỉ lệ câu hỏi thực hành chiếm 22,5%. Các em học sinh cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, có kĩ năng đọc Atlat Địa lí Việt Nam là có thể làm tốt bài. Đặc biệt, các câu hỏi không sắp xếp theo thứ tự các cấp độ từ dễ đến khó; đề cũng xuất hiện một số câu hỏi mang tính ứng dụng thực tiễn và câu hỏi yêu cầu học sinh cần áp dụng thêm các công thức để tính toán (câu 38, 39)".
Độ phủ kiến thức
Đề thi bao phủ kiến thức toàn bộ trong chương trình môn Địa lí lớp 9, bao gồm 5 chuyên đề: Địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân bố lãnh thổ, địa lí địa phương, thực hành. Trong đó, Địa lí kinh tế, sự phân bổ lãnh thổ là mảng kiến thức trọng tâm.
Với từng chuyên đề, câu hỏi được phân chia thành các cấp độ dễ - trung bình - khó khác nhau, nhằm phân loại được các đối tượng học sinh tối ưu.
Cấu trúc đề thi minh họa môn Địa lí vào lớp 10 năm 2019 của thành phố Hà Nội
Đặc biệt, đề thi năm nay xuất hiện thêm các câu hỏi về địa lí địa phương (Địa lí thành phố Hà Nội) ở mức độ dễ.
Cô Dương Thu Hương cũng lưu ý: "Để có kết quả thi tốt nhất cho môn Địa lí, trong quá trình học tập, học sinh cần lưu ý tới các từ khóa, hệ thống lại bằng sơ đồ tư duy sau mỗi bài học hoặc khi kết thúc 1 chủ đề. Bên cạnh đó, cần so sánh đối chiếu kiến thức thực tế của các đối tượng địa lí đã học với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam để tăng cường ghi nhớ kiến thức bằng kênh hình".
Với áp lực học và ôn luyện cùng lúc nhiều môn, để đảm bảo tất cả các bộ môn đều được học và ôn tập, học sinh và phụ huynh cần xây dựng thời gian biểu và lịch trình học tập phù hợp, cân đối thời gian học tập - nghỉ ngơi, vui chơi hợp lí, đồng thời có chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp để đảm bảo cho các con học sinh có tinh thần và thể chất ổn định nhất cho kì thi sắp tới.
*Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!