Trong những năm qua, những sinh viên thi đỗ vào ngành sư phạm mặc nhiên được hưởng chính sách miễn học phí. Quy định này đã tồn tại trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề xuất sẽ không miễn học phí cho các giáo viên tương lai nữa.
Lý do là chính sách này không còn phù hợp và làm ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm, gây lãng phí nguồn ngân sách. Thực tế có đúng như vậy hay không? Việc điều chỉnh chính sách miễn học phí liệu có giúp cải thiện chất lượng đào tạo vốn đang được đánh giá là đi xuống ở không ít cơ sở đào tạo sư phạm?
Theo quy định hiện hành, học sinh, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí. Ngân sách sẽ cấp bù chi phí này cùng với kinh phí chi thường xuyên của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, nhiều hạn chế, bất cập đã xuất hiện:
Gần 20 năm trước, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm được ban hành nhằm thu hút thêm sinh viên vào học các trường sư phạm, vốn thiếu vắng người học vào thời điểm đó.
Để cùng trao đổi về chủ đề này, GS.TS Thái Văn Thành - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, Nghệ An và PGS.TS Nguyễn Mạnh An - Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa đã chia sẻ quan điểm như sau:
Sau đây là một số ý kiến của đại diện các trường đại học sư phạm khi trả lời câu hỏi: "Điều chỉnh chính sách học phí có giúp nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm hay không?".
Câu chuyện về học phí chỉ là một khía cạnh, điều đáng quan tâm hơn đó chính là chiến lược và cách thức đào tạo của từng trường tuyển sinh sinh viên sư phạm để làm sao có thể thu hút được nhiều sinh viên chất lượng cao và đảm bảo được chất lượng khi các em ra trường.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!