Đối với các học sinh, góc khuất này là nỗi sợ tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại đeo bám suốt một đời người. Theo các chuyên gia tâm lý, đây là di chứng khi bị tổn thương sâu về mặt tinh thần. Điều đáng nói là những câu chuyện như vậy đã trở nên rất phổ biến.
Đồng cảm với trẻ bị bắt nạt, bị bạo hành trong trường học, nhưng không phải ai cũng nhận ra hành động của mình có thể gây ra sự tổn thương cho người khác. Chỉ đến khi sự việc vỡ lở, chính những người gây ra hậu quả cũng phải gánh chịu sức nặng tâm lý không kém.
Những câu chuyện này đã làm thay đổi sâu sắc suy nghĩ và phương pháp giáo dục của các thầy, cô giáo sau đó. Thay vì nói những điều mình muốn, các thầy, cô đã biết lắng nghe ý kiến học sinh, tìm hiểu tâm lý và quan trọng là đặt mình vào vị trí các em. Đây cũng là điều mà một số trường học ở TP.HCM bắt đầu nghĩ đến và thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Nhiều người có suy nghĩ, ở trường quốc tế, tâm lý trẻ sẽ phát triển thoải mái và họ luôn có điều kiện để quan tâm đến từng ngóc ngách trong tâm hồn các em. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ không đúng bởi không phải là quá khó để xây dựng mối quan hệ thầy trò, gắn kết học trò với nhau và có một phòng tư vấn tâm lý học đường. Điều quan trọng là nhà trường và phụ huynh có để tâm đến chuyện này hay không.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!