Phụ huynh này chia sẻ, chị rất bất ngờ khi nhận được thông báo của giáo viên chủ nhiệm về việc phân công phụ huynh tới trực nhật lớp vào 17h hàng ngày.
"Giáo viên cho biết học sinh lớp 1 khó khăn trong việc dọn vệ sinh lớp nên một số lớp đã chi 500.000 đồng/tháng để thuê lao công của nhà trường dọn dẹp. Nếu lớp không thuê, cô giáo sẽ phân công phụ huynh tới trực nhật.
Hơn nữa, tôi cho rằng việc trực nhật lớp học bao gồm quét lớp hay giặt giẻ lau bảng, tưới cây, quét hành lang... học sinh hoàn toàn có thể làm để rèn tính tự giác, kỷ luật và có trách nhiệm với cộng đồng. Tôi không đồng tình việc thuê người làm việc này thay các con", phụ huynh này cho hay.
Phụ huynh cũng bức xúc nêu, ngay từ đầu năm học, khi đăng ký lớp cho con, nhà trường đã đưa ra các lựa chọn như: lớp có điều hòa và không có điều hòa. Tuy nhiên, dù đã đăng ký cho con học lớp có điều hòa thì vào đầu năm học, phụ huynh lại được nhà trường thông báo khối lớp 1 ủng hộ 10 bộ điều hòa mới, dự kiến mỗi học sinh đóng 300.000 đồng.
Bên cạnh đó, trong cuộc họp, phụ huynh được phổ biến việc tặng nhà trường sân cỏ nhân tạo vào học kỳ 2, với số tiền dự kiến 100.000 đồng/học sinh. Đây là khoản tiền xã hội hóa trên tinh thần tự nguyện, không thể cào bằng với từng học sinh.
"Sau buổi họp tôi có gửi ý kiến không nhất trí với việc kêu gọi tặng điều hòa và sân cỏ, ngay sáng hôm sau, tôi nhận được cuộc gọi từ Hiệu trưởng nhà trường. Cô Hiệu trưởng nói rằng nhà trường nhất trí việc lớp con tôi không ủng hộ nhưng nếu lớp con tôi không ủng hộ ngay ngày mai, trường sẽ cho bảo vệ tháo 2 điều hòa mà học sinh đang dùng. Vì điều hòa này là của các học sinh lớp trên đóng góp", phụ huynh này cho hay.
Cô giáo phân công phụ huynh tới lớp trực nhật. Ảnh chụp màn hình
"Nhà trường mới đang lấy ý kiến"
Thông tin về những bức xúc trên của phụ huynh, bà Hoàng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, đến thời điểm này, Trường chưa thực hiện bất kỳ khoản thu đầu năm nào mà vẫn đang trong quá trình triển khai lấy ý kiến.
"Trường có ý tưởng xã hội hóa theo Thông tư 16, nhưng vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, ủng hộ đến đâu thì làm đến đó, chứ không cào bằng, không huy động riêng phụ huynh để làm sân bóng cho các con", bà Hà nói.
Bên cạnh đó, trong cuộc họp, phụ huynh được phổ biến việc tặng nhà trường sân cỏ nhân tạo vào học kỳ 2, với số tiền dự kiến 100.000 đồng/học sinh. Đây là khoản tiền xã hội hóa trên tinh thần tự nguyện, không thể cào bằng với từng học sinh.
"Sau buổi họp tôi có gửi ý kiến không nhất trí với việc kêu gọi tặng điều hòa và sân cỏ, ngay sáng hôm sau, tôi nhận được cuộc gọi từ Hiệu trưởng nhà trường. Cô Hiệu trưởng nói rằng nhà trường nhất trí việc lớp con tôi không ủng hộ nhưng nếu lớp con tôi không ủng hộ ngay ngày mai, trường sẽ cho bảo vệ tháo 2 điều hòa mà học sinh đang dùng. Vì điều hòa này là của các học sinh lớp trên đóng góp", phụ huynh này cho hay.
Bên cạnh đó, bà Hà cũng thừa nhận việc giáo viên chủ nhiệm phân công phụ huynh tới lớp trực nhật là chưa đúng. Nữ hiệu trưởng chia sẻ đây không phải chủ trương của nhà trường. "Những năm học trước, một số phụ huynh có ý kiến học sinh còn nhỏ chưa thể trực nhật nên ban phụ huynh mỗi lớp chi 500.000 đồng/tháng thuê người dọn vệ sinh lớp. Đây là thỏa thuận của phụ huynh với người dọn vệ sinh chứ không phải chủ trương của nhà trường.
Việc phân công phụ huynh tới lớp trực nhật là chưa đúng. Chúng tôi sẽ yêu cầu làm tường trình và nhắc nhở giáo viên. Từ năm học này, tôi cũng yêu cầu 100% các khối lớp phải để học sinh tự trực nhật, không được thuê người làm".
Về vấn đề kêu gọi phụ huynh ủng hộ 10 chiếc điều hòa mới, bà Hà cho biết, năm nay trường có 10 chiếc điều hòa của khối 4 và 5 bị hỏng sau 4-5 năm, các điều hòa hỏng tháo ra để trong kho và không thể sửa chữa được. Đây vẫn chỉ là chủ trương trong quá trình huy động phụ huynh. Nhà trường chưa thu những khoản này.
Trưa 26/9, trao đổi với VTV Times, ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng GD&ĐT Thanh Trì cho biết: "Chúng tôi đang làm việc với trường tiêu học Ngô Thì Nhậm, khi nào có kết quả sẽ thông tin tới các anh."
Liên quan đến giáo dục, Từ đầu tháng 8, Sở GD&ĐT Hải Phòng thông báo năm học 2024-2025 địa phương tiếp tục có chính sách miễn toàn bộ học phí cho học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT... trên địa bàn. Tiền miễn học phí được cấp từ ngân sách địa phương. Mỗi học sinh được miễn 9 tháng học phí/năm học. Quảng Ninh cũng quyết định miễn toàn bộ học phí cho gần 244.000 trẻ mầm non, học sinh công lập từ lớp 1 đến 12 năm học 2024 - 2025, tiền trích từ ngân sách địa phương.
Như vậy, Quảng Ninh trở thành địa phương thứ 6 của cả nước miễn hoàn toàn học phí công lập từ mầm non đến hết lớp 12. Những hành động "ghi điểm" của những địa phương trên làm nức lòng học hàng nghìn phụ huynh, học sinh trước khi bước vào năm học mới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!