Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa HN giảng bài cho hàng trăm sĩ tử

Theo Dân Trí-Thứ tư, ngày 29/03/2017 06:00 GMT+7

Hiệu trưởng ĐH Bách khoa HN PGS.TS Hoàng Minh Sơn giảng bài cho hàng trăm học sinh Hà Nội

VTV.vn - Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn đã có giờ giảng thú vị tới hàng trăm sĩ tử năm 2017.

Tại giảng đường lớn với hàng trăm học sinh, PGS.TS hiệu trưởng Hoàng Minh Sơn đã có bài giảng kéo dài hàng giờ, song các em vẫn chăm chú lắng nghe. Bài giảng mà vị hiệu trưởng đưa ra là hướng tới thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Được biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm giãn rộng khoảng cách giữa việc đào tạo của các trường Đại học và những gì xã hội thực sự cần. Việt Nam tồn tại nghịch lý: hàng vạn cử nhân thất nghiệp" nhưng các doanh nghiệp lại không đủ người làm việc cho họ". Tiến bộ công nghệ 4.0 đã làm thay đổi bức tranh của thị trường lao động: lao động giản đơn đã có robot đảm nhiệm, thị trường chủ yếu chỉ cần những việc đòi hỏi lao động sáng tạo ở trình độ cao.

Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các Trường Đại học phải đào tạo cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi khi công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải.

Người giảng viên không dạy cho người học cái mình đang có, mà phải hướng tới dạy người học sáng tạo ra cái mới. Học tập để cạnh tranh chứ không phải để lấy bằng như xưa. Mục tiêu đào tạo của Đại học không phải là để tạo ra những người lao động làm công việc mà rô bốt sẽ làm mà phải đạt tới trình độ con người làm ra được rô bốt.

"Việc học không chỉ ở trên giảng đường, lớp học mà phải học mọi nơi, mọi lúc; học thông qua trải nghiệm, nghiên cứu khoa học. Quan niệm thế nào là người học giỏi cũng thay đổi..." - Hiệu trưởng ĐH Bách khoa HN cho hay.

"Các bạn có tài năng không nhất thiết phải là người học giỏi Toán, L‎ý, Hóa. Chưa chắc người học giỏi nhất trong trường là người sẽ thành công vì còn nhiều yêu cầu đòi hỏi khác như khả năng ngoại ngữ, những hiểu biết về văn hóa, xã hội, đặc biệt là tư duy sáng tạo…" - Hiệu trưởng Bách khoa nhấn mạnh.

Thầy Hiệu trưởng chia sẻ, với sinh viên những năng lực cần phải trang bị là kiến thức nền tảng, chuyên môn vững vàng; khả năng tự học và khả năng sáng tạo; phương pháp, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp; ngoại ngữ và các kỹ năng mềm; hiểu biết văn hóa rộng, đạo đức và ứng xử trong môi trường quốc tế.

"Thị trường việc làm có thể thay đổi rất nhanh, do đó, mỗi người cần phải sẵn sàng để thay đổi và thích ứng với vị trí, ngành, nghề mới".

Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa HN giảng bài cho hàng trăm sĩ tử - Ảnh 1.

Hàng trăm học sinh háo hức nghe giảng về cách mạng công nghiệp 4.0

Liên quan đến kỳ tuyển sinh năm nay, hiệu trưởng Bách khoa HN lưu‎ ý, khi chọn một ngành, một hướng đi cần chọn chuẩn, đúng ngay từ đầu. "Dù năm nay, thí sinh được đăng k‎ý nhiều nguyện vọng, nhưng chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất. Do vậy, các em hãy lựa chọn cẩn trọng, hãy tự thiết kế tương lai cho mình, chỉ như vậy mới có thể thành công".

Chương trình "Một ngày là sinh viên Bách khoa" mang đến cho học sinh những trải nghiệm thực tế về các hoạt động diễn ra hàng ngày của sinh viên Bách khoa Hà Nội: không khí học tập tại giảng đường mới và hiện đại nhất của Trường; tham gia phương pháp học tập tích cực - người học là trung tâm; thảo luận về các ngành học và chương trình đào tạo dưới sự hỗ trợ của các giảng viên từ Khoa, Viện chuyên ngành.

Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa HN giảng bài cho hàng trăm sĩ tử - Ảnh 2.

Học sinh tham quan phòng thí nghiệm tại trường ĐH Bách khoa HN

Trải nghiệm các hoạt động được thiết kế liên tục, gói gọn trong một ngày để học sinh được học tập, sinh hoạt và làm việc như một sinh viên đại học thực sự, giúp các bạn có được những giờ phút thư giãn trong quãng thời gian chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, nhưng cũng là sự chuẩn bị nghiêm túc cho "hành trang đến tương lai" của mình.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước