Học cao đẳng từ lớp 10 - Tại sao không?

Quang Phồn, Quang Linh (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 28/03/2019 21:15 GMT+7

VTV.vn - Khi tốt nghiệp THCS, các em có thể lựa chọn theo học Chương trình Giáo dục nghề nghiệp, vừa học văn hóa, vừa học nghề ở trình độ trung cấp.

Nếu lựa chọn con đường này, bằng khoảng thời gian các em khác mới học hết lớp 11, các em này đã có trình độ nghề trung cấp, thậm chí, nếu muốn, các em có thể đi làm ngay với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng.

Đây cũng là chương trình mà hơn 250.000 học sinh tốt nghiệp THCS đã lựa chọn thay vì học tiếp lên THPT. Với sự lựa chọn này, thay vì phải kéo dài thời gian 6-7 năm học từ THPT lên cao đẳng hay đại học thì chỉ sau 3-5 năm vừa học văn hóa, vừa học nghề, các em có thể bước chân vào thị trường lao động với đầy đủ kỹ năng của người thợ trình độ cao đẳng.

Vừa học văn hóa, vừa học nghề sẽ tận dụng tối đa được nguồn lao động trẻ. Mặt khác, sau 3 năm THPT, các em vẫn có cơ hội học tiếp liên thông lên cao đẳng hay đại học. Con đường học luôn rộng mở nếu như các em luôn giữ được động lực vươn lên.

Ở thời điểm này, khi mà kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và thi THPT quốc gia 2019 đang cận kề, nhiều học sinh đang băn khoăn về sự lựa chọn lập nghiệp. Học kiến thức cao đẳng từ lớp 10, rút ngắn thời gian học tập, đi làm ngay sau khi ra trường là mô hình đào tạo đang triển khai ở nhiều quốc gia nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí học tập.

Trung Quốc có 56,7% học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường nghề. Đài Loan (Trung Quốc) có 50%, còn Việt Nam mỗi năm có gần 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS nhưng chỉ có hơn 200.000 học sinh học nghề, tương đương 18% mà mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 phải đạt 25% học sinh THCS vào trường nghề.

Thực ra, chủ trương phân luồng học sinh sau THCS, sau cấp 2, đã được ngành chức năng tính toán nhiều năm nay. Tuy nhiên, thực tế chưa đạt kết quả như mong đợi. Một phần nguyên nhân là do tâm lý của chính các em học sinh là muốn làm thầy hơn làm thợ.

Hiện nay, trên cả nước đang có hàng trăm nghìn em học sinh đang phải học nghề ở một nơi, học văn hóa ở một nơi. Tình trạng khiến cả người học lẫn các trường nghề rơi vào thế khó. Do đó, lúc này đang rất cần một cơ chế để cho học sinh THCS có thể tự tin lựa chọn vào các trường nghề.

Rõ ràng là không nhất thiết phải "dồn" hết tất cả học sinh cấp 2 vào cấp 3. Mà thay vào đó, có thể hướng các em lựa chọn con đường khác, phù hợp hơn với năng lực của mình.

Học sinh học hết THCS, được học lên thẳng trình độ cao đẳng cũng đang là vấn đề được đưa vào quá trình Sửa đổi Luật Giáo dục. Mục tiêu là thúc đẩy phân luồng học sinh hiệu quả hơn, hạn chế những lãng phí trong đào tạo, đồng thời, tăng sự chủ động cho nền kinh tế với một lực lượng dồi dào các lao động trẻ có tay nghề.

Doanh nghiệp sẽ tham gia vào đào tạo nghề Doanh nghiệp sẽ tham gia vào đào tạo nghề Đào tạo nghề gắn với thị trường lao động Đào tạo nghề gắn với thị trường lao động Xu hướng đào tạo nghề 4.0 trong ASEAN Xu hướng đào tạo nghề 4.0 trong ASEAN

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước