Một giờ dạy học tại trường Mầm non Anh Đào, huyện miền núi Khánh Vĩnh. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN
Theo đó, trong giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh sẽ xây thêm 314 phòng học, tuyển thêm 575 giáo viên, để thực hiện mục tiêu huy động từ 30 - 35% số trẻ từ 12 - 36 tháng đến trường; nâng tỷ lệ trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo học bán trú lên 90% vào năm 2020 và 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày. Đồng thời, các trường tăng cường chuẩn bị tốt các kỹ năng cần thiết, nhất là tiếng Việt đối với trẻ em là người dân tộc thiểu số vào lớp 1...
Song song với việc xây thêm phòng học, tuyển đủ giáo viên dạy các nhóm lớp đảm bảo theo quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân mở trường, lớp mầm non tư thục để thu nhận trẻ ra lớp, góp phần giảm tải số trẻ trong các cơ sở mầm non công lập hiện nay. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương tham mưu xây thêm trường, lớp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất… Đề án được thực hiện trong 3 năm với tổng kinh phí hơn 312 tỷ đồng; trong đó kinh phí xây dựng phòng học trên 261 tỷ đồng, mua sắm thiết bị 23 tỷ đồng, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ dân tộc thiểu số hơn 6,7 tỷ đồng, tuyển mới giáo viên gần 21 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm học 2016 - 2017, Khánh Hòa có 195 trường mầm non, trong đó có 168 trường công lập, 27 trường tư thục với tổng cộng 2.191 nhóm, lớp, 2.168 phòng học; có 183 trường tổ chức bán trú, chiếm 93,8%, tăng 6 trường so với năm học trước. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ độ tuổi nhà trẻ (từ 12 - 36 tháng tuổi) của Khánh Hòa còn thấp, chỉ đạt 22,1%, thấp hơn 5,6% so với mức trung bình cả nước, trong đó thấp nhất là là thị xã Ninh Hòa 16%, Vạn Ninh 17,5% và Khánh Vĩnh 17,6%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!