“Làn sóng” du học nước ngoài tại Ấn Độ

Anh Phương (PV Đài THVN thường trú tại Trung Đông)-Thứ ba, ngày 14/01/2025 17:38 GMT+7

Current Time0:00
/
Duration3:06
auto
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • auto
  • VTV.vn - Các số liệu cho thấy trong năm ngoái, có tới 1,3 triệu sinh viên Ấn Độ rời khỏi đất nước, ra nước ngoài du học.

    Báo chí Ấn Độ đã mô tả hiện tượng du học nước ngoài giống như một cuộc đại di cư của những người trẻ tuổi khỏi Ấn Độ. Một mặt xu hướng này cho thấy ngày càng nhiều sinh viên Ấn Độ sẵn sàng đầu tư cho các cơ hội giáo dục và trải nghiệm quốc tế. Nhưng mặt khác, tình trang du học ồ ạt của các sinh viên Ấn Độ cũng đang báo hiệu những nguy cơ không thể xem nhẹ đối với nền kinh tế.

    Lẽ thường, du học nước ngoài thường được nhắc đến với những cơ hội. Cơ hội được tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến. Cơ hội về một thế hệ với tầm nhìn quốc tế. Nhưng cũng không phải vô cớ, Phó Tổng thống Ấn Độ mới đây lại gọi trào lưu du học tại Ấn Độ hiện nay đang giống như một thứ bệnh dịch trong những người trẻ tại nước này. Đó là bởi các số liệu cho thấy, mỗi năm Ấn Độ đang mất đi tới 80 tỷ USD, chảy ra nước ngoài để chi trả cho du học. 

    80 tỷ USD - con số này là cũng bằng đúng số tiền kiều hối mà 18 triệu người người Ấn Độ đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài gửi về mỗi năm. Nó phần nào cho thấy gánh nặng ngoại tệ khổng lồ mà nền kinh tế Ấn Độ đang phải đối mặt từ du học.

    Nhiều người Ấn Độ ủng hộ xu hướng du học nước ngoài ồ ạt trước đến nay thường lập luận, chi phí du học là những khoản đầu tư cho tương lai, không đi đâu mà thiệt. Rồi đây Ấn Độ sẽ được đón nhận một thế hệ tri thức mới, tạo ra những sức bật cho nền kinh tế.

    Nhưng theo báo The Week (Ấn Độ), các số liệu gần đây dường như đang không củng cố cho những lập luận kiểu này. Thực tế cho thấy người trẻ Ấn Độ đi du học hầu như đều đang tìm mọi cách để ở lại.

    “Làn sóng” du học nước ngoài tại Ấn Độ - Ảnh 1.

    Mỗi năm Ấn Độ đang mất đi tới 80 tỷ USD, chảy ra nước ngoài để chi trả cho du học.

    Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), cộng đồng người Ấn Độ đang đóng góp tới gần 1 triệu rưỡi bộ óc sáng láng của mình làm việc trong lĩnh vực y tế tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada hay Australia.

    Nhưng chính trong hệ thống y tế của Ấn Độ lại đang phải chịu tình trạng khan hiếm nặng nề các chuyên gia và nhân lực. Ngoài ra số tiền bỏ ra cho du học nay cũng tương đương số tiền kiều hối gửi về khiến cho những giá trị kinh tế từ việc người Ấn Độ làm việc tại nước ngoài không thực sự mang nhiều ý nghĩa.

    1,3 triệu sinh viên Ấn Độ du học mỗi năm - con số này còn đang tạo ra một mối lo khác đó là nguy cơ bong bóng tín dụng du học. Theo báo Economic Times (Ấn Độ), hiện tới 70 - 80% số sinh viên Ấn Độ đang trang trải cho các chi phí du học của mình thông qua những khoản vay.

    Điều khiến người ta lo ngại hiện nay là sinh viên có nguy cơ bị rơi vào cái bẫy hào nhoáng của du học. Nói cách khác, nhiều người trẻ Ấn Độ hiện nay đang sẵn sàng đặt trên vai những gánh nặng nợ nần khổng lồ, đặt cược vào còn đường đi du học.

    Trang CNBC TV18 tại Ấn Độ cho biết, gánh nặng tài chính các gia đình Ấn Độ phải đối mặt tới đây còn có thể lớn hơn nhiều, bởi xu thế mất giá của đồng Rupee Ấn Độ. Cùng một mức học phí và chi phí sinh hoạt bằng đồng USD, hay các loại ngoại tệ khác nay bỗng trở nên đắt đỏ hơn với nhiều người Ấn Độ.

    Ấn Độ dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào 2029 Ấn Độ dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào 2029

    VTV.vn - Ấn Độ được dự báo sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

    * Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

    Cùng chuyên mục

    TIN MỚI

      X

      ĐANG PHÁT

      Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước