Ấn Độ xóa bỏ toàn bộ hệ thống thi cử tại cấp học phổ thông

Anh Phương (PV Đài THVN thường trú tại Trung Đông)-Chủ nhật, ngày 08/12/2019 14:51 GMT+7

Ảnh minh họa: Hindustan Times

VTV.vn - Đây được xem là một trong những yếu tố mấu chốt để Ấn Độ tiến tới một nền giáo dục hiện đại, bắt kịp với những thay đổi của nền kinh tế.

Ấn Độ đã trở thành quốc gia mới nhất quyết định xóa bỏ toàn bộ hệ thống thi cử tại cấp học phổ thông. Theo quyết định này, các kỳ thi sẽ không còn kể từ năm 2021.

Lộ trình mà Bộ Phát triển nguồn nhân lực Ấn Độ đưa ra là đã rất rõ ràng. Các khâu chuẩn bị cuối cùng cho một nền giáo dục phổ thông không thi cử sẽ phải được hoàn thành chậm nhất là vào tháng 10/2020. Từ năm 2021, học sinh tại Ấn Độ sẽ không còn phải căng thẳng với các kỳ thi, mà theo nhiều chuyên gia giáo dục tại Ấn Độ, đang không khiến nền giáo dục đi đến đâu.

Báo Tin nhanh Ấn Độ trích quan điểm của các nhà giáo dục nước này rằng đã học thì phải đánh giá thành quả nhưng đánh giá phải làm sao để thấy được điểm mạnh, điều yếu của học sinh mới là yếu tố mấu chốt. Với các kỳ thi được thiết kế theo hình thực đỗ trượt như hiện nay, rất khó để làm điều này, lại vô hình trung thúc đẩy sự tự ti, mặc cảm của không ít học trò.

Xóa bỏ thi cử đang trở thành một xu thế của giáo dục hiện đại. Trước đó, trong năm 2019, Singapore cũng chấm dứt các kỳ thi tại trường học phổ thông hay Phần Lan từ lâu đã có quy định cấm tiến hành các kỳ thi đối với học sinh dưới 18 tuổi. Đây là bãi bỏ các kỳ thi chứ không phải bỏ đánh giá học sinh.

Tại Ấn Độ, các hình thức đánh giá khả năng của học sinh sẽ như thế nào sau khi xóa bỏ các kỳ thi vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện. Nhưng gần như chắc chắn, năng lực của học sinh sẽ được đánh giá theo cả quá trình thông qua việc học sinh thực hiện các dự án hay qua các buổi thảo luận. Mục đích là để học sinh tăng tính sáng tạo, nhận thức việc học là lâu dài chứ không phải là học vẹt, học đối phó với các kỳ thi.

Thực tế việc hủy bỏ các kỳ thi cũng gây ra không ít sự hoài nghi, đắn đo tại Ấn Độ. Người ta lo ngại bỏ thi cử sẽ khiến học sinh và giáo viên học và dạy không nghiêm túc nữa. Tuy nhiên, nước này đang dần nhận ra, mọi thứ không như họ nghĩ.

Thi cử tại Ấn Độ, cũng giống như nhiều quốc gia Đông Á hiện nay, mỗi năm, hàng chục triệu gia đình bị cuốn vào vòng xoáy ôn luyện, thi cử và cả những dư chấn tâm lý sau đó. Nó có thể mang đến niềm tự hào cho một gia đình nhưng cũng khiến nhiều gia đình khác lặng lẽ tắt điện thoại, phải né tránh tiếp xúc mọi người xung quanh. Căng thẳng như vậy nhưng trong bảng xếp hạng theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) Ấn Độ lại xếp gần cuối bảng.

Thi cử tại Ấn Độ, suốt nhiều năm qua, được cho đã không giúp học sinh cải thiện năng lực, thậm chí còn ngược lại. Xóa bỏ thi cử vì thế được cho là không thể chần chừ thêm nữa.

Tuy vậy, giới chuyên gia giáo dục cũng cảnh báo không thể chỉ xóa bỏ thi cử bằng ý chí. Bước đi này phải đi kèm với sự đổi mới căn bản trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Trước mắt, Ấn Độ phải giảm số lượng học sinh trong mỗi lớp để giáo viên có thể đánh giá được sự phát triển của từng học sinh. Sau đó, chương trình cũng phải thay đổi, sao cho hướng đến phát triển kỹ năng chứ không phải là nội dung kiến thức.

Độc đáo cách truyền cảm hứng cho học sinh thi cử Độc đáo cách truyền cảm hứng cho học sinh thi cử Singapore bỏ tù giáo viên giúp học sinh gian lận thi cử Singapore bỏ tù giáo viên giúp học sinh gian lận thi cử Áp lực thi cử khiến sỹ tử Trung Quốc lạm dụng 'thuốc thông minh' Áp lực thi cử khiến sỹ tử Trung Quốc lạm dụng "thuốc thông minh"

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước