Khi những luận án như vậy liên tục ra lò cũng là lúc quy chế đào tạo tiến sỹ mới ban hành năm 2021 được các nhà khoa học phân tích, mổ xẻ. Các chuyên gia lo ngại việc quy chế này bỏ đi yêu cầu tiến sỹ phải có công bố quốc tế sẽ là nguyên nhân làm tái diễn tình trạng "lò ấp tiến sỹ" như một thời gian trước đây.
Không chỉ luận án phát triển cầu lông, nhiều tiến sỹ khác còn nghiên cứu về tập yoga, bóng rổ, cử tạ... Sau đó, nhiều người còn phát hiện thêm hàng loạt luận án kiểu "Quá trình chuyển biến kinh tế xã hội" tại các địa phương. Hơn thế nữa, các luận án đều có lời lẽ và nội dung na ná giống nhau kiểu "chép và dán".
Nhiều luận án tiến sỹ có lời lẽ và nội dung na ná giống nhau
Giáo sư Ngô Việt Trung cũng lo ngại thực trạng này sẽ tái diễn khi quy chế đào tạo tiến sỹ hiện hành cho phép luận án và người hướng dẫn chỉ cần có công bố trên các tạp chí trong nước.
Hơn 40 năm làm công tác nghiên cứu khoa học, Giáo sư Nguyễn Đình Đức có cơ hội làm việc với nhiều tiến sỹ trong và ngoài nước. Ông nhận ra thực tế: nước nào yêu cầu công bố quốc tế thì chất lượng tiến sỹ rất tốt, còn ngược lại không yêu cầu sẽ xuất hiện nhiều tiến sỹ không đạt chất lượng.
Là nhà khoa học Việt có hơn 100 công bố quốc tế trong lĩnh vực Cơ học, Giáo sư Phạm Đức Chính cho rằng việc nâng chuẩn đầu ra trong đào tạo tiến sỹ còn có ý nghĩa thúc đẩy quá trình hội nhập của khoa học Việt Nam ra thế giới.
Có hiệu lực từ tháng 8/2021, Quy chế đào tạo tiến sỹ theo thông tư 18 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều điểm được đánh giá là tiến bộ và chi tiết hơn quy chế cũ. Tuy nhiên, ngay từ khi công bố đã gây nhiều tranh cãi đặc biệt ở việc bỏ đi tiêu chí tiến sỹ phải có công bố trên các tạp chí quốc tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!