Đào tạo tiến sỹ: Siết chặt đầu vào để nâng cao chất lượng

VĐHN-Thứ ba, ngày 29/11/2016 05:00 GMT+7

VTV.vn - Bộ GD&ĐT đã bắt tay điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành, siết chặt các quy định đảm bảo đầu vào và đầu ra cho quy trình đào tạo nhân tài cho đất nước.

Việc điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ đã được Bộ GD&ĐT tính đến. Theo đó quy chế đào tạo tiến sĩ sẽ có nhiều điểm mới để nâng cao chất  lượng, có sự giám sát chặt chẽ của xã hội.

Về việc điều chỉnh đào tạo tiến sĩ, yêu cầu đầu tiên là nghiên cứu sinh phải thạo ngoại ngữ để nghiên cứu được tài liệu nước ngoài, nghiên cứu sinh phải chứng minh được năng lực về nghiên cứu khoa học của mình thông qua những công trình đã công bố trong nước và quốc tế.

Thứ 2 là quy định về thầy hướng dẫn. Theo đó, người hướng dẫn phải là người chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trở lên, là tác giả hoặc đồng tác giả của các công trình công bố quốc tế. Mỗi nghiên cứu sinh có tối đa 2 người hướng dẫn. Thời gian nghiên cứu tối thiểu 3 năm và phải đào tạo tập trung.

Theo Giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Thọ - một trí thức Việt kiều nổi tiếng,  hiện giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Waseda, Tokyo, về mặt quản lý không nên đào tạo tiến sĩ theo chạy theo mục tiêu số lượng với suy nghĩ cứ có bằng tiến sĩ là có đủ nhân tài gánh vác công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoặc coi tấm bằng tiến sĩ là một tiêu chuẩn để được đề bạt lên các chức vụ cao hơn.

Ông cho rằng, điều căn bản nhất là "cần thống nhất là văn bằng tiến sĩ đào tạo ở Việt Nam phải tương đương chất lượng với văn bằng nước khác. Không thể cho rằng trình độ phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam còn thấp thì phải chấp nhận văn bằng có giá trị thấp".

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước