Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt

Khánh Nguyễn-Thứ sáu, ngày 03/07/2020 17:57 GMT+7

VTV.vn - Đây là môi trường sư phạm khá độc và lạ ở Thủ đô khi học sinh nội trú không được sử dụng điện thoại, không tiêu tiền mặt và 2 tháng mới được về thăm nhà 1 lần.

Ngôi trường THPT nhiều thứ "lạ" giữa lòng Thủ đô


Đặt chân đến ngôi trường, cảm giác đầu tiên là sự thân thuộc. Đó là cảm giác của một tuổi thơ ùa về khi từng góc sân, lớp học hay khu sinh hoạt chung đều rất giống các ngôi trường khác ở Hà Nội những năm 90 của thế kỷ trước.

Tại ngôi trường này, học sinh không được sử dụng bất kỳ thiết bị thông tin liên lạc hay thiết bị điện tử nào, nếu có sẽ do giáo viên chủ nhiệm quản lý và phải được sự đồng ý trong trường hợp đặc biệt; học sinh học nội trú, ở lại trường liền 2 tháng mới được về nhà; trường phân chia lớp dành cho nam riêng, nữ riêng; các em được quản lý trong khuôn viên của trường và đặc biệt không sử dụng tiền mặt trong suốt thời gian học tập tại trường… Đó là một số trong rất nhiều điều độc và lạ tại trường THPT Trí Đức khiến nhiều bạn cùng trang lứa ở các ngôi trường cấp III khác sẽ phải "khóc ròng" nếu phải tuân thủ.

Dù nằm giữa Thủ đô, khá gần với đường Lê Đức Thọ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhưng có lẽ ít ai biết được ngôi trường này lại có nhiều điều thú vị đối với học sinh tới vậy. Quay lưng lại phía đường chính ồn ào, nép mình giữa các tòa nhà cao tầng, chung cư, giữa khoảng sân rộng của nhà trường là một công viên xanh thu nhỏ. Với bề dày 22 năm, trường THPT Trí Đức vẫn khá "kín tiếng" với bên ngoài.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 1.

Ngôi trường có không gian xanh, nam nữ học tập và sinh hoạt gần như tách biệt.

Thực tế, những quy tắc phải nói là khá "khoai" tại ngôi trường này và không nhiều phụ huynh mạnh dạn quyết định gửi con vào trường. Tuy nhiên, ngôi trường có những đặc điểm kỳ lạ ấy lại không thiếu học sinh.

"Trường THPT Trí Đức quy tụ học sinh tới từ cả 3 miền, tới từ hơn 40 tỉnh thành trên cả nước, xa nhất là Cần Thơ cho tới các em đến từ vùng địa đầu của Tổ quốc là Hà Giang; thuộc 13 dân tộc anh em. Tại đây, các em được quản lý và giáo dục theo nguyên tắc chặt chẽ, chu đáo và nề nếp", thầy giáo Hà Trung Hưng – Phó Hiệu trưởng trường THPT Trí Đức chia sẻ.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 2.

Thầy giáo Hà Trung Hưng – Phó Hiệu trưởng trường THPT Trí Đức, nguyên Hiệu trưởng và là người sáng lập trường.

Dù áp dụng những quy tắc "không giống ai" nhưng ngôi trường này lại là điểm đến của rất nhiều học sinh từ nhiều vùng miền. "Trong suốt hơn 20 năm làm công tác quản lý trường, chúng tôi không làm công tác tuyển sinh rầm rộ. Thực tế, học sinh đến với trường nhờ ‘hữu xạ tự nhiên hương’. Có gia đình gửi 4 anh em học tại trường, còn những gia đình gửi 2 anh/chị em thì nhiều vô số kể. Đôi khi cũng là hàng xóm, rồi những người từng gửi con học tại đây mách bảo nhau nên trường chúng tôi luôn duy trì sĩ số khoảng 800 học sinh", thầy Hưng – người trực tiếp quản lý và điều hành ngôi trường độc lạ, đạt trường chuẩn quốc gia này tâm sự.

Tại ngôi trường có bóng cây xanh mát, các em học sinh tham gia học văn hóa 3 buổi/ngày. Ca sáng bắt đầu từ 7h và kết thúc sớm vào lúc 10h20. Sau đó, các em ăn trưa tại căng tin và về phòng kí túc xá nghỉ ngơi. Ca chiều bắt đầu từ 13h đến khoảng 15h30 để dành thời gian từ 16h trở đi cho các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn nghệ. Sau bữa tối cũng tại trường, các em tiếp tục lên lớp học "ca 3" trước khi về ngủ. Đây là giờ tự học buổi tối nhưng các em vẫn lên lớp học để tăng sự tập trung và có thể trao đổi thêm với bạn bè. 

Ngoài ra, một điểm khác lạ so với các trường THPT khác đó là, các em nam và nữ không học chung một lớp mà tách riêng rẽ, trừ các lớp nghệ thuật.

Học siêu, nhiều tài lẻ, bố mẹ… ngỡ ngàng


Với lịch sinh hoạt và học tập chỉ trong khuôn viên trường như thế, các em toàn tâm toàn ý, chuyên tâm rèn luyện, tiếp thu kiến thức và theo đuổi những sở thích hết sức lành mạnh suốt 3 năm học THPT. Ngôi trường như một "pháo đài" trước những tệ nạn xã hội, không khói thuốc lá, không có bạo lực học đường.

Chẳng thế mà thống kê của trường cho thấy, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần như tuyệt đối (100%). Hàng năm, tỷ lệ đỗ đại học/cao đẳng của trường đạt 95%, trong đó 65% vào các trường đại học công lập danh tiếng. Được biết, đa phần giáo viên tại đây là thạc sĩ, tiến sĩ đồng thời cả giáo viên Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 3.

Trường THPT nhưng lại có KTX không khác gì một trường đại học/cao đẳng.

Ngoài thời gian học, các em học sinh còn tham gia nhiều CLB như gym, bóng rổ, bóng bàn, hip hop, đàn organ, guitar, nữ công… để từ đó nhận ra những sở trường, phù hợp với sở thích của bản thân.

Với việc sống tự lập từ khi vào trường, các em cũng được rèn nếp ăn, nếp ngủ và đối nhân xử thế đúng mực. Trong môi trường thầy và trò hòa đồng, nói không với tiêu cực, các em biết lắng nghe, biết chia sẻ và tràn ngập niềm vui. Trao đổi với chúng tôi, em Nguyễn Công Minh, học sinh lớp 12N6 cho biết, em đã học tại trường hơn 2 năm qua và cảm thấy rất vui khi có nhiều bạn cùng học tập, sinh hoạt với mình.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 4.

Em Nguyễn Công Minh, học sinh lớp 12N6 chia sẻ về ngôi trường đang theo học.

"Ngoài giờ học, em tham gia một số CLB ở trường và đã biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Em thấy mình trưởng thành hơn và sẵn sàng bước vào cánh cửa mới ở giảng đường đại học một cách tích cực nhất", em Minh cho hay.

Nhiều em sau khi vào trường THPT nội trú này đã có tinh thần tự lập cao, về với gia đình, bố mẹ các em phản ánh thực sự bất ngờ khi các em sống ngăn nắp, có kỷ luật, phụ giúp gia đình – điều mà trước đó ở nhà các em chưa biết. Nhiều em "nghiền" game nhưng sau khi vào trường đã tích cực tham gia các CLB thể dục thể thao và tỏ ra hết sức thông minh, sáng tạo trong công tác chung của trường.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 5.

Các bạn nam và nữ ngồi ăn ở các khu riêng và bữa ăn "quân đội" trường chỉ kéo dài chừng 15 phút mỗi bữa.

"Một năm, chúng tôi chia ra làm 4 giai đoạn trong 2 học kỳ. Các em sẽ chỉ được về thăm nhà 2 tháng 1 lần, mỗi lần 3 ngày tùy nhà xa hay gần. Tại trường, các em có đủ mọi thứ cần thiết phục vụ sinh hoạt và học tập nên các em không sử dụng tiền mặt. Toàn bộ việc ăn uống, ở, thuốc men, nhu yếu phẩm hay học hành, nhà trường đã bố trí đầy đủ", thầy Hà Trung Hưng – nguyên Hiệu trưởng Nhà trường và từng là giảng viên chính Đại học Sư phạm Hà Nội nêu cách quản lý 24/24h đối với học sinh của trường.

Hiện ở Hà Nội có khoảng hơn 200 trường THPT trên địa bàn tuy nhiên, không có ngôi trường nào có mô hình nội trú đặc biệt như thế. Đây là mô trường sư phạm khá đặc thù nhưng lại là sự lựa chọn đáng tin cậy của nhiều bậc phụ huynh quá bận rộn. Và ngôi trường THPT Trí Đức vẫn tiếp tục âm thầm theo đuổi triết lý như đã từng trong suốt 22 năm qua để đào tạo ra những công dân tốt, tự tin vững bước trước ngưỡng cửa mới sau khi ra trường.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 6.

Tại ngôi trường như trong quân đội này, các em học tập và sinh hoạt trong phạm vi trường gần như 24/24h.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 7.

Ngôi trường có nét hoài cổ nhưng được trang bị khá đầy đủ tiện nghi như máy lạnh, dụng cụ học tập và thực hành; các phòng học đều được lắp camera giám sát.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 8.

Các em cứ vui chơi...

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 9.

Dù bị "quản" chặt nhưng thực tế, các em tỏ ra khá vui vẻ và hài lòng với cuộc sống thực tại.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 10.

Thay vì sa đà vào mạng xã hội, các game online hay thậm chí tệ nạn xã hội, các em tham gia sinh hoạt nhóm, các CLB nhạc họa, thể dục thể thao ngay tại trường.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 11.
Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 12.

CLB gym, hip hop, bóng bàn, bóng rổ... tại trường.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 13.

Những hình ảnh như thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 14.

Nếp sinh hoạt và học tập được duy trì như cách đây 20 năm.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 15.

Khu KTX dành cho nam và nữ riêng như tại các trường đại học xuất hiện tại trường THPT Trí Đức.

Ngôi trường THPT giữa Hà Nội “hoài cổ” nói không với điện thoại, lớp nam nữ riêng biệt - Ảnh 16.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước