Nhiều trường tăng học phí, thí sinh chuyển hướng, điều chỉnh nguyện vọng

Thanh Hải - Văn Cường-Thứ năm, ngày 11/08/2022 12:22 GMT+7

VTV.vn - Học phí tăng trở thành áp lực với tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em phải điều chỉnh nguyện vọng thay vì ngành và trường mơ ước.

Với các sinh viên đại học, còn khoảng 10 ngày nữa là thời hạn đăng ký nguyện vọng, các trường công bố danh sách thí sinh trúng tuyển. Thế nhưng, sau khi các trường công bố mức học phí, mức tăng khá cao ở một số trường là lý do khiến nhiều thí sinh phải chuyển hướng, điều chỉnh nguyện vọng. Học phí trở thành gánh nặng đối với những tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và những sinh viên ở các tỉnh lên thành phố ở trọ.

Em Hồ Ngọc Đăng Khoa là sinh viên năm nhất trường ĐH Sài Gòn. Học giỏi nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em không vào học được trường mình yêu thích vì học phí cao. Thay vào đó, em quyết định chọn ngành có mức học phí khoảng 20 triệu/năm. Năm nay, dự kiến trường sẽ điều chỉnh tăng học phí, em và gia đình không tránh khỏi lo lắng.

"Năm nay trường em tăng 10-20%, gây ít khó khăn cho tụi em vì thu nhập tụi em thấp, không có, nên tăng học phí tụi xem không xoay xở được", em Đăng Khoa chia sẻ.

Nhiều trường tăng học phí, thí sinh chuyển hướng, điều chỉnh nguyện vọng - Ảnh 1.

Với học sinh vừa tốt nghiệp THPT, đây là lúc phải lựa chọn điều chỉnh nguyện vọng vào trường phù hợp thay vì ngành và trường mơ ước.

Em Lê Thị Thùy, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh TP Hồ Chí Minh cho biết: "Bố mẹ em buôn bán nhỏ lẻ, không có khả năng chi trả học phí cho em. Em mong nhận được hỗ trợ từ ngân hàng, nhà trường, hoàn thành học tập tốt và sau này ra trường em có thể trả lại".

Một số trường điều chỉnh tăng học phí năm học này từ 5-40%. Thậm chí có những khoa chất lượng cao, mức học phí có thể lên đến vài trăm triệu/năm. Trong khi đó, thủ tục vay vốn ngân hàng còn là rào cản với nhiều sinh viên vì điều kiện áp dụng chỉ dành cho hộ nghèo và cận nghèo. Đồng thời, mức vay cũng không đủ chi phí cho sinh hoạt của sinh viên.

Em Võ Tiến Hiệp, sinh viên khoa Điện - Điện tử - Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, TP Hồ Chí Minh cho biết: "Nếu vay hàng tháng 3-4 triệu không thể đáp ứng đủ trang trải chi phí học tập và trang trải cuộc sống hàng ngày ở đây"

Theo Thạc sĩ Bùi Khánh Nguyên, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập: "Sinh viên phải được vay số tiền đi học đủ cho 4-5 năm học đại học, sau đó trả dần trong thời hạn 5-10 năm hoặc 20 năm tiếp. Số tiền vay phải bằng học phí, trang trải chi phí sinh hoạt".

Theo các chuyên gia, các trường tự chủ tài chính cần có cơ chế minh bạch tài chính, bao nhiêu % học phí trích ra trong quỹ học bổng cho sinh viên để xã hội có thể giám sát. Đồng thời nên tạo quỹ học bổng mở để thu hút tài trợ giúp sinh viên thêm cơ hội vào đại học. Cần mở rộng đối tượng gói hỗ trợ vay theo nhu cầu, mức phí vay đáp ứng đủ nhu cầu học tập và sinh hoạt thực tế ở thành phố lớn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước