Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

Theo TTXVN-Thứ năm, ngày 07/11/2019 06:00 GMT+7

VTV.vn - Ngày 6/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo quốc tế châu Á lần thứ 18 với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực: Đổi mới và phát triển trong kỷ nguyên số”.

Từ ngày 5 - 8/11, hơn 120 đại biểu bao gồm nhiều học giả, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản trị nhân lực trong và ngoài nước cùng nhau thảo luận với 4 bài phát biểu đề dẫn, 8 nhóm chuyên sâu, 65 bài nghiên cứu được trình bày trong các phiên khai mạc và các phiên song song. 

Các nghiên cứu tập trung vào 10 nhóm vấn đề  liên quan tới phát triển nguồn nhân lực bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực trong nước, khu vực và quốc tế; phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững; phát triển năng lực lãnh đạo; đào tạo tại doanh nghiệp, đào tạo tại nơi làm việc; phát triển nghề nghiệp; phát triển tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực và giáo dục; trách nhiệm xã hội và đạo đức trong phát triển nguồn nhân lực; công nghệ thông tin và truyền thông với phát triển nguồn nhân lực; các vấn đề mới và đổi mới sáng tạo trong phát triển nguồn nhân lực.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chia sẻ: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được coi là một trong ba giải pháp chiến lược, mang tính đột phá để tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, đổi mới giáo dục đại học được coi là một trong những giải pháp trọng tâm để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam. Song, so với với khu vực và thế giới, chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam vẫn còn khoảng cách không nhỏ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng lao động.

Theo các chuyên gia quốc tế, phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô và vi mô là một nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vì nguồn nhân lực quyết định năng suất, năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp. Đội ngũ nhân lực không chỉ cần nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc mà còn phải sở hữu khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời, phải có khả năng hội nhập nhanh trong môi trường quốc tế. Trong các nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, các vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực cần phải được đánh giá và triển khai một cách hiệu quả và toàn diện hơn.

Thừa Thiên - Huế: Nỗ lực đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao Thừa Thiên - Huế: Nỗ lực đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao

VTV.vn - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động và đặt ra yêu cầu rất lớn đến chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước