Tín hiệu vui từ chương trình giáo dục phổ thông mới tại tỉnh miền núi

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 08/10/2020 06:30 GMT+7

Ảnh minh họa. Ảnh: Dân trí.

VTV.vn - Ngay từ đầu năm học, ngành giáo dục Lào Cai đã mở nhiều cuộc hội thảo, tập huấn để cho giáo viên tiếp cận được với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Gần 20 năm trong nghề, nhưng khi bắt đầu dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cô giáo Trần Thị Kim, Trường Tiểu học xã Cam Đường, thành phố Lào Cai vẫn gặp một số khó khăn. Song theo cô, vấn đề sẽ được giải quyết nếu có sự phối hợp tốt giữa giáo viên, phụ huynh và chủ động bổ sung kiến thức mới.

"Cần phải tiếp cận tốt với công nghệ thông tin để khai thác các học liệu điện tử trên sách mềm, để cung cấp kiến thức cho các em, để giờ dạy đạt hiệu quả hơn" - cô giáo Trần Thị Kim nói.

Xác định được những khó khăn đó, ngay từ đầu năm học, ngành giáo dục Lào Cai đã mở nhiều cuộc hội thảo, tập huấn để cho giáo viên tiếp cận được với chương trình giáo dục phổ thông mới. Tùy từng trường, tùy từng nhận thức của học sinh, giáo viên sẽ được giao quyền tự chủ trong việc thiết kế bài giảng.

Lào Cai được đánh giá là tỉnh luôn "tiên phong" trong đổi mới công tác giáo dục như: mô hình trường học mới VNEN, trường học gắn với thực tiễn… Với chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành giáo dục đã xây dựng các nhóm tư vấn từ vùng cao đến vùng thấp để hỗ trợ trực tiếp giáo viên đứng lớp.

Sau hơn 1 tháng triển khai, chương trình giáo dục phổ thông mới đã bắt đầu nhận được sự phản hồi tích cực của giáo viên và phụ huynh ở Lào Cai. Nhờ thay đổi tư duy bằng việc giao quyền tự chủ cho giáo viên, học sinh có thể phát triển năng lực một cách toàn diện - đó là những tín hiệu đáng mừng từ chương trình giáo dục phổ thông mới tại tỉnh miền núi này.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lào Cai từng bước tháo gỡ khó khăn cho giáo viên

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước