Theo đại diện nhiều trường nghề, điều này đã làm nảy sinh không ít bất cập khi chất lượng đào tạo không đổi nhưng lại phát sinh thêm đơn vị quản lý, gây ra sự chồng chéo. Sau nhiều lần đề nghị, vào thời điểm này, các trường vẫn đang chờ đợi hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề trên.
Theo học hệ THPT - Cao đẳng, bên cạnh mong muốn có định hướng rõ hơn về nghề nghiệp trong tương lai, Phạm Hải Anh (Lớp Điều hòa không khí 14A, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) và phần lớn các bạn cùng lớp đều có nhu cầu dự thi tốt nghiệp THPT và học tiếp lên bậc cao hơn về sau này.
Để đáp ứng nhu cầu của học sinh, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội buộc phải liên kết với một trung tâm giáo dục thường xuyên để đủ điều kiện giảng dạy chương trình cấp THPT. Theo đại diện nhà trường, việc liên kết này vẫn nặng về hình thức. Việc phụ thuộc thêm một đơn vị quản lý đã phần nào hạn chế khả năng đào tạo của nhà trường đối với hệ 9+
Lớp Trung cấp Nghề Điện tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam. (Ảnh: Dân trí)
Hầu hết các trường nghề hiện còn gặp khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp thời khóa biểu cho học sinh. Tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ, hầu hết giáo viên dạy văn hóa đang là hợp đồng thỉnh giảng. Trong đợt dịch vừa qua, trường đã rơi vào thế bị động khi khó bố trí được đủ số giáo viên dạy học.
Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 300.000 học sinh THPT vừa học văn hóa, vừa học nghề, phần nào thể hiện sức hút lớn từ hệ đào tạo 9+. Trước khó khăn còn tồn tại, mới đây nhất, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương có văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, đảm bảo quyền lợi học liên thông, suốt đời của người học.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!