Ứng dụng đầy sáng tạo của những nhà khoa học tuổi teen

Lan Anh-Thứ năm, ngày 12/03/2015 16:48 GMT+7

Thầy Phạm Đình Mẫn hướng dẫn cho học sinh Nguyễn Tuấn Hùng nghiên cứu.

(VTV.vn) - Những học sinh lứa tuổi 17 được kỳ vọng sẽ trở thành những nhà khoa học trong tương lai nhờ những nghiên cứu đầy sáng tạo và rất ứng dụng của mình.

Mất ngủ tìm cách xử lý dầu tràn

Xuất sắc giành giải nhất lĩnh hóa học với đề tài Nguyên cứu chế tạo vật liệu thu gom xử lý dầu tràn có chứa hạt nano sắt từ, hai học sinh lớp 11A2 của trường THPT Nguyễn Tất Thành là Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang đồng thời giành giải nhì chung cuộc cuộc thi.

Hoàng Minh Quang tâm sự, sự cố tràn dầu trên biển Vũng Tàu nhiều năm qua khiến các học sinh này đặt câu hỏi tại sao không thử nghiên cứu tìm cách hạn chế tình trạng này?

“Sản lượng sản xuất và tiêu thụ dầu hàng năm rất lớn, việc vận tải và rò rỉ trong khi khai thác, chế biến dầu mỏ lại thường xuyên gây ra những ô nhiễm nghiêm trọng. Sau khi trao đổi với thày vật lý, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn của thày Nguyễn Tiến Dũng, chúng em bắt đầu nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp thu dầu trên cơ sở tổng hợp vật liệu polyme và hạt oxit sắt có từ tính” - cậu học sinh lớp 11 cho hay.

Hai học sinh lớp 11A2 của trường THPT Nguyễn Tất Thành là Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang giành giải nhì tại cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc.

Hai học sinh lớp 11A2 của trường THPT Nguyễn Tất Thành là Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang giành giải nhì tại cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc.

Sáu tháng vừa học vừa làm thí nghiệm, Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang đã phải trải qua quãng thời gian tương đối vất vả. “Chúng em phải “tải” một lượng kiến thức lớn, lại phải dành nhiều thời gian cho phòng thí nghiệm nên việc sắp xếp thời gian vừa làm vừa học là rất khó” – Quang cho hay. Bù lại những ngày tháng vất vả, hai “nhà khoa học” sinh năm 1998 đã hái được những quả ngọt đầu tiên trong “sự nghiệp” nghiên cứu khoa học của mình.

Chia sẻ ngắn gọn về nghiên cứu của mình, Đinh Tiến Dũng cho hay, vật liệu sẽ được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp huyền phù hai monome là Styren và Divinylbenzen cùng với hạt nano oxit sắt từ đã được olet hóa bề mặt. Vật liệu có thể được thu gom sau khi hấp thu dầu bằng nam châm do từ tính của hạt nano oxit sắt từ, từ đó xử lý những vệt dầu loang một cách triệt để, tránh ô nhiễm môi trường.

Đề tài của hai học sinh lớp 11 được đánh giá cao bởi có thể sản xuất với suy mô lớn để áp dụng trong hấp thu, xử lý dầu tràn một cách triệt để do giá thành rẻ, dễ chế tạo, dễ dàng thay thế cho các phương pháp xử lý dầu tràn hiện nay.

Mang nước cho đồng bào vùng cao

Giải nhất cuộc thi sáng tạo khoa học dành cho học sinh trung học toàn quốc 2015 do Bộ GD-ĐT tổ chức thực sự là một bất ngờ với hai học sinh của một tỉnh miền núi, Nguyễn Tuấn Hùng và Trần Ngọc Vũ, lớp 11 chuyên Lý, trường chuyên THPT Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình.

Chia sẻ về lý do chọn đề tài Thiết bị đưa nước lên cao dùng sức nước, Vũ và Hùng cho biết trong những lần đi thực tế các em thấy người dân thường làm nhà, làm ruộng, làm nương trên các sườn đồi, và chỉ sản xuất được một vụ vì vào mùa khô nước rất khan hiếm.

Tìm hiểu thêm, hai học sinh lớp 11 nhận thấy  nhận thấy xung quanh những bản làng vùng cao thường có những dòng suối nhỏ chảy dưới chân đồi, lưu lượng và tốc độ dòng chảy có thay đổi theo mùa, nhưng nhìn chung là dòng chảy được duy trì quanh năm. Ví dụ như xã vùng cao Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, chạy dọc cả xã là hai con suối và dân cư làm nhà trên các sườn đồi dọc theo hai các suối này.

Hùng và Vũ thực hành trên ruộng

Hùng và Vũ thực hành trên suối

“Từ đó chúng em đặt câu hỏi tại sao không dùng chính năng lượng dòng chảy của các con suối để đưa nước lên cao phục vụ người dân và thế nào để thực hiện được điều này” – Nguyễn Tuấn Hùng chia sẻ. Mang điều trăn trở này bày tỏ với thầy giáo chủ nhiệm Phạm Đình Mẫn, hai học sinh đã bắt tay vào ý tưởng của mình với sự hỗ trợ tối đa của gia đình, nhà trường…

Sau 8 tháng (từ tháng 6/2014 đến gần cuối tháng 1/2015), với nghiên cứu, quan sát, tận dụng những thiết bị hiện có gồm bộ chuyển động của xe đạp thông thường và bơm nước áp lực cao với sự hướng dẫn của thày Phạm Đình Mẫn, Hùng và Vũ đã chế tạo thành công thiết bị đưa nước lên cao sử dụng sức nước và giải quyết được vấn đề đặt ra ban đầu của dự án đó là làm sao đưa nước lên cao ở những nơi không có điện. Chiếc máy bơm nước (mini) sử dụng sức nước, cho độ cao đưa nước lên trên 40m với các vật liệu được đơn giản có giá thành chỉ dưới 1,5 triệu đồng. Thiết bị này có thể đưa vào phục vụ các hộ gia đình nhỏ ở vùng sâu sinh sống ven suối, giải quyết được vấn đề cung cấp nước sinh hoạt và nước canh tác cho bà con.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đề tài sáng tạo ở chỗ thiết bị được tiết kế đơn giản lại đưa được độ cao mực nước vượt trội hơn hẳn so với các thiết bị đã có trên thị trường, mà chỉ cần dòng chảy có tốc độ và lưu lượng nhỏ, thiết bị dễ sử dụng và rẻ tiền, phù hợp với các điều kiện tỉnh miền núi để phục vụ nhu cầu sử dụng nươc trong sinh hoạt và sản xuất của đồng bào vùng khó khăn miền núi.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước