Chuyên mục

Intel Việt Nam không đóng cửa, chỉ tái cơ cấu nhân sự

Theo Vneconomy - 29/09/2016 - 10:20 - Tiêu dùng

VTV.vn - Intel không đóng cửa ở Việt Nam, ở cả công ty sản xuất và công ty văn phòng, mà chỉ là tái cấu trúc nhân sự.

Trước một số thông tin cho rằng Intel sẽ đóng cửa tại Việt Nam, trả lời VnEconomy, ông Phạm An Dương, Giám đốc tiếp thị Intel Việt Nam, khẳng định Intel không đóng cửa ở Việt Nam, ở cả công ty sản xuất và công ty văn phòng, mà chỉ là tái cấu trúc nhân sự.

Cụ thể, Công ty Intel Việt Nam đang thực hiện việc tái cấu trúc theo chủ trương của tập đoàn đưa ra hồi tháng 4 năm nay. Theo chủ trương tái cấu trúc này, Tổng giám đốc Intel Việt Nam là ông Trần Đức Trung sẽ rời khỏi vị trí của mình vào ngày 30/9. Ngoài ra, ông Phạm An Dương cũng sẽ rời khỏi Intel Việt Nam sau ngày 31/10.

Tại Việt Nam, Intel đang có hai công ty khác nhau là Intel Products đặt tại Khu công nghệ cao quận , Tp.HCM (chuyên lắp ráp và sản xuất chipset) và Intel Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh).

Theo một số thông tin trước đó, Intel Việt Nam đặt văn phòng tại quận 1, TP.HCM với nhân sự 15 người, là công ty nằm trong chiến dịch tái cơ cấu, 3 người đã nghỉ việc từ ngày 30/7, 7 người nghỉ việc từ 30/9, sắp tới sẽ có thêm một người nữa nghỉ việc vào 31/10. Như vậy, sau tái cấu trúc lại và cắt giảm nhân sự, Intel Việt Nam sẽ còn lại 5 nhân sự.

Cũng theo nguồn tin, khả năng phải thu hẹp văn phòng là có thể, tuy nhiên, việc đóng pháp nhân Intel Việt Nam là rất khó xảy ra.

Trong khi đó, đối với Intel Products thì vẫn đang hoạt động sản xuất phát triển thuận, vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ, và việc tái cơ cấu lần này không liên quan đến Intel Products.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!

Theo Vneconomy

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?