Bước chuyển mình từ những giá trị cốt lõi của Khoa giáo

Đăng bởi Khắc Vinh (Ảnh: Hoàng Hà, Hoàng Lâm) 0 Bình luận

10 Tháng 9 2014

Hoạt động công đoàn trong "trục xoay chuyên môn"

Đánh giá công tác nhiệm kỳ 2012 – 2014 tại ĐH Công đoàn Ban Khoa giáo, nguyên chủ tịch công đoàn Vũ Minh Nhuần, khẳng định, tất cả những hoạt động của công đoàn từ chăm lo đời sống cho người lao động, tham gia công tác quản lý cho tới cụ thể hoá trong công tác chuyên môn đều nhằm xoay quanh một mục tiêu chung nâng cao công tác chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đảm bảo chất lượng chương trình phát sóng cao nhất, đúng kế hoạch, đúng chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Những hoạt động công đoàn trong nhiệm kỳ ngắn ngủi 2012-2014, đi đúng và trúng mục tiêu "nâng cao chất lượng làn sóng" đã giúp gia tăng nănglượng sáng tạo cho tập thể Ban Khoa giáo. Nhờ đó, trong năm 2014, hàng loạt format chương trình mới mẻ, hấp dẫn đã lên sóng và tạo được dấu ấn trong lòng khán giả, như:“23h”, “Khám phá”, "Họ đang làm gì", "Sống xanh - Ai là chuyên gia"…những format mới này đã giúp gia tăng tính đa dạng trong cách thể hiện và góp phần hòa nhập với xu hướng thực tế hóa các chương trình khoa học.Bên cạnh đó, các chương trình vốn có chỗ đứng trong lòng khán giả cũng có thêm sức sống, sức sáng tạo mới như, "Những mảnh ghép của cuộc sống", "Du Xuân", "Sổ tay du lịch", "Sức khỏe cho mọi người","Nông nghiệp xanh", "Tư vấn mùa thi", "Bảy ngày công nghệ"…

Ông Minh Nhuần khẳng định: "Từ đóng góp của anh chị em công đoàn viên mảng biên tập, phóng viên cho đến sự nhiệt tình, cầu thị và chịu khó, sự xả thân của đội ngũ quay phim, đạo diễn, sự sáng tạo của đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật trong mảng thể hiện, các chương trình của Ban Khoa giáo đã xác lập được diện mạo ngày càng tích cực và rõ tiêu chí trên sóng truyền hình quốc gia".

"Tổng kết công tác của Ban Chấp hành công đoàn nhiệm kỳ 2012 -2014, có thể thấy có 3 nhiệm vụ chính được thể hiện rõ nét nhất: Đó là vai trò của tổ chức công đoàn trong việc quan tâm đến người lao động. Đó là việc xây dựng thành công quy chế lao động, trong đó, những chỉ số đánh giá, tiêu chí đánh giá được quy định đến từng người lao động cụ thể. Một công việc phải làm mất 3 tháng, nhưng cho đến thời điểm này, quy chế lao động vẫn phát huy tác dụng tích cực . Quán triệt chính sách, công tác tư tưởng, trong nhiệm kỳ vừa rồi, BCH Công đoàn kết nạp được nhiều đoàn viên công đoàn đứng vào đội ngũ của Đảng. Mong các đoàn viên công đoàn phát huy quyền làm chủ tập thể, trong nhiệm kỳ tới, với thời gian 5 năm, tổ chức công đoàn sẽ phát huy để trở thành mái nhà ấm áp cho các thành viên khoa giáo "- Trưởng ban Khoa giáo Đỗ Quốc Khánh nhận định.

Phó trưởng Ban Khoa giáo Vũ Minh Bảo bày tỏ sự tin tưởng: "Trong khí thế và tinh thần dân chủ, đoàn kết trong tập thể Ban Khoa giáo, trong nhiệm kỳ tới, tôi tin rằng công đoàn sẽ có nhiều đồng chí trẻ kế tiếp thế hệ chúng tôi, sẽ mang đến những luồng gió mớivà chắc chắn sẽ làm được nhiều việc tốt hơn cho Khoa giáo".

Đóng góp của hoạt động Công đoàn vào công tác chuyên môn có thể dễ nhận thấy, chỉ từ đầu năm 2014, Ban Khoa giáo đã trở thành một trong những Ban giành được nhiều giải thưởng nhất của Đài và các tổ chức xã hội, với hơn 500 triệu tiền thưởng cho các giải thưởng. Trưởng Ban Khoa giáo nhấn mạnh: "2 bộ phim tài liệu do Ban Khoa giáo sản xuất đã được sự đánh giá cao của dư luận là series "Biển động" và "Lịch sử và lựa chọn".Trong thời gian tới, Khoa giáo đã có kế hoạch đổi mới format CT, rút số lượng từ 44 đầu mũ xuống còn 26 đầu mũ.. Tập chung nâng cao được chất lượng nhưng vẫn đảm bảo khung phát sóng ổn định, không xô lệch".

Một Khoa giáo "giàu"năng lượng

Với 7 đồng chí được bầu vào Ban chấp hành công đoàn Khoa Giáo lần này có tuổi đời trung bình 40 đủ chín, uy tín và nhiều năng lượng. Đây là thế hệ "gạch nối" cho một lực lượng trẻ hùng hậu của Khoa giáo và những người Khoa giáo giàu kinh nghiệm và say nghề.

PTP Khoa học Môi trường Nguyễn Kim Phượng chia sẻ:" Tôi chỉ còn hơn một tháng nữa là về hưu nhưng với không khí làm việc, với các hoạt động công đoàn đầy khí thế cũng như với những định hướng phát triển hứa hẹncủa Ban, của Đài như thế này vẫn thôi thúc tôi tham gia, được phấn đấu để thực hiện các CT có chất lượng tốt hơn".

Phóng viên trẻ Thái Mai Quyên cho biết :"Với một sự thay đổi về kế hoạch sản xuất chương trình và nhân sự, ví như việc sản xuất chương trình có thời lượng ngắn nhưng chất lượng cao, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để chúng tôi có điều kiện được phát huy năng lực bản thân".

Với việc luân chuyển cán bộ được thực hiện với một quy mô lớn chưa từng có, cùng với đó là việc mạnh dạn cắt bỏ mũchương trình cũ để thay bằng những format mới.. Sự thay đổi này ít nhiều cũng gây ra nhiều cảm xúc lẫn lộn với người lao động, thế nhưng, đây cũng chính là động lực để đổi mới và sáng tạo.

"Sự xáo trộn của phòng Nhà trường trong chiến lược phát triển kênh Khoa giáo, không chỉ là vị trí luân chuyển cán bộ mà là sự xáo trộn trong công việc hàng ngày, vì thế, không tránh được những ý kiến, vui, buồn, băn khoăn,..Nghề báo là nghề đòi hỏi khả năng thích nghi rất lớn. Chúng tôi xác định tư tưởng, bắt buộc phải thích nghi theo chiến lược của Đài, bởi đây chính là xu thế phát triển. Cơ bản đến giờ phút này, tư tưởng của các công đoàn viên đã ổn định và sẵn sàng cho thử thách mới"- Nhà báo Minh Hiếu chia sẻ.

Không chỉ chăm lo đời sống cho người lao động để họ yên tâm công tác, nhiệm vụ của hoạt động công đoàn tại Khoa giáo còn phải là động cơ  khích lệ, thúc đẩy những phóng viên, biên tập viên sẵn sàng dấn thân sản xuất những chương trình truyền hình đặc thù khoa giáo đầy thách thức. Đạo diễn Hoài Nam (Phòng Phim tài liệu) trao đổi :"Nhờ được sự ủng hộ, quan tâm và đầu tưrất lớn của Ban và Đài từ thiết bị sản xuất tiền kỳ cho tới hậu kỳ,.. hay những vướng mắc về cơ chế tài chính đã được lãnh đạo Ban cao nhất trực tiếp tháo gỡ. Đó chính là sự khích lệ lớn, là bệ phóng để chúng tôi sẵn sàng theo đuổi những đề tài khó, đòi hỏi dụng công".

"Cách đây đúng một tuần tôi tiễn anh em vào hang Sơn đòong, hang động lớn nhất thế giới, để thực hiện chương trình đầu tiên của dự án VTV đặc biệt. Và từ đó là bặt tin, không có cách gì liên lạc được với họ. Nếu có trận lũ xảy ra, dòng sông ngầm chảy trong hang sẽ là một cản trở rất lớn đối với công việc, nhưng quan trọng hơn, đó là sức khoẻ, là tính mạng của anh em. Hãy hình dung một đoàn làm phim lên tới hàng chục con người cùng rất nhiều máy móc, thiết bị,.. lương thực để ăn ở dầm dề gần 10 ngày trời trong hang, còn rất nhiều chuyện bất ngờ có thể xảy ra lắm chứ" -Trưởng Ban Đỗ Quốc Khánh không giấu nổi lo lắng, nhưng đó cũng là điều ông tự hào về "năng lượng" khoa giáo: "Năm rồi phòng Phim tài liệu có rất nhiều thay đổi, mảng phim khoa học gắn với các vấn đề chính trị, xã hội hiện đang tạo nên diện mạo mới cho Khoa giáo. Và chính những nỗ lực đổi mới liên tục này của Khoa giáo đã đóng góp cho dòng phim tài liệu 50 phút phát trên kênh VTV1".

Bà Nguyễn Thuý Cầm, phó chủ tịch công đoàn Đài THVN, phát biểu: "Tôi rất xúc động và tự hào vì cũng đã từng là thành viên của Ban Khoa giáo từ năm 1989. Đặc tính của người Khoa giáo là khiêm tốn, nói ít làm nhiều. So với nhiều Ban chức năng khác, thu nhập của Khoa giáo chỉ xếp ở nhóm 3, không cao, nhưng niềm đam mê trong công việc của họ thì vô cùng mãnh liệt. Công đoàn Đài THVN sẵn sàng hỗ trợ tối đa vật chất, tinh thần với hoạt động của Ban Khoa giáo trong hoạt động công đoàn. Nhiệm kỳ khoá tới 5 năm, tôi tin tưởng vào lực lượng trẻ, mạnh của Ban Khoa giáo sẽ xây dựng phong trào, là cánh tay phải đắc lực giúp cho lãnh đạo Ban xây dụng được một tập thể phát triển".

Bạn có thắc mắc cần VTV giải đáp, bạn có thông tin cần cung cấp, hoặc chỉ đơn giản là bạn có băn khoăn muốn chia sẻ với chúng tôi, xin sử dụng form dưới đây và gửi nội dung cho Tòa soạn.