Ant Group “chèn ép” các ngân hàng trong nước

Diệu Linh-Thứ sáu, ngày 26/03/2021 15:41 GMT+7

VTV.vn - Ant Group mới đây đã tăng thuế hoa hồng đối với các bên cho vay trên nền tảng Alipay của hãng.

Việc gã khổng lồ fintech Ant Group chịu sự kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc và buộc phải hoãn đợt IPO trị giá 37 tỷ USD đã khiến Ant chịu nhiều thiệt hại. Để bù đắp cho những bất ổn này, Ant có bước đi mới nhất là tăng thuế hoa hồng đối với các bên cho vay trên nền tảng Alipay của hãng. Đây được xem là hành động "chèn ép" các ngân hàng trong nước, song các bên cho vay không còn lựa chọn nào khác ngoài chấp thuận.

Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Thương gia Trung Quốc... thay vì chịu phí giao dịch 40% khi cho vay trên Alipay của Ant thì nay phải gánh tới 80%. Đây là tình cảnh chung cho hơn 100 tổ chức tài chính đang bắt tay cộng tác với Ant.

Financial Times trích dẫn lời của một giám đốc điều hành ngân hàng hợp tác với Ant cho biết: "Ant có ưu thế hơn trong các cuộc đàm phán về phí vì chúng tôi tin tưởng dịch vụ Alipay sẽ giúp mở rộng hoạt động kinh doanh của mình".

Các chuyên gia cho rằng việc Ant tăng phí cho thấy thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt trong việc kiểm soát gã khổng lồ fintech này. Ant đã thống trị lĩnh vực tài chính trực tuyến của Trung Quốc với hơn 1 tỷ người dùng đang hoạt động trên ứng dụng Alipay.

Alipay hiện chiếm 55,6% thị phần thanh toán kỹ thuật số phi ngân hàng tại Trung Quốc. Điều này giúp Alipay có quyền lực "ra giá" trong việc tính phí cho các dịch vụ của mình, đồng thời đe dọa tiềm lực kiểm soát của nhà nước với mảng này.

Ant Group “chèn ép” các ngân hàng trong nước - Ảnh 1.

Ant Group “chèn ép” các ngân hàng trong nước nhằm tìm lại mức định giá hàng chục tỷ USD. (Ảnh minh họa: Bloomberg)

Tờ Nikkei Asia Review nhận định mối quan hệ giữa Ant Group và các ngân hàng giống như căng thẳng giữa Amazon và các nhà cung cấp tại Mỹ, khi Amazon liên tục nhận được các cáo buộc độc quyền và có thể "hút cạn" lợi nhuận của các nhà cung cấp.

Căng thẳng này đã khiến các ngân hàng ở Trung Quốc tìm đến PBOC - cơ quan giám sát các khoản thanh toán trực tuyến - để bảo vệ lợi ích của họ. Tuy nhiên, tờ Financial times lại cho rằng việc thắt chặt quy định của giới chức lại không giúp các ngân hàng có tiếng nói mạnh mẽ hơn khi ngồi bàn đàm phán với Ant. 

Một số nhà cho vay chia sẻ họ sẵn sàng đồng ý để Ant tăng phí giao dịch không chỉ năm nay mà cả năm sau bởi họ lo sợ mất một đối tác lớn như Ant.

Các giao dịch qua thẻ ngân hàng đáng nhẽ phải cao hơn mức 117 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Tuy nhiên, ngân hàng truyền thống đã phải san sẻ với các nền tảng thanh toán kỹ thuật số khác của Trung Quốc, 45,2 nghìn tỷ USD giá trị giao dịch, dẫn đầu là Alipay.

Mức độ phổ biến của Alipay không ngừng tăng lên khiến các ngân hàng Trung Quốc đang gấp rút hợp tác với nền tảng này để giúp dịch vụ thẻ tín dụng của họ cạnh tranh hơn so với đối thủ.

Tương lai nào cho Ant Group sau khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát? Tương lai nào cho Ant Group sau khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát?

VTV.vn - Theo các chuyên gia, tương lai của Ant Group, startup fintech của Jack Ma, trở nên bấp bênh hơn khi phải đối mặt với động thái giám sát mạnh tay từ chính quyền Trung Quốc.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước