Chương trình OCOP thay đổi cuộc sống người dân như thế nào?

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 24/03/2021 06:16 GMT+7

VTV.vn - Gần 4.500 sản phẩm đạt chất lượng tốt từ 3 sao trở lên, đạt gần gấp đôi so với mục tiêu đề ra. Đó là kết quả ngoạn mục của chương trình OCOP sau gần 3 năm triển khai.

Cho đến thời điểm này, cả 63 tỉnh thành trên cả nước đã triển khai chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP). Đây là chương trình được triển khai từ tháng 5/2018, với trọng tậm là phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gồm 06 ngành hàng: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Những kết quả tổng thể sau gần 3 năm triển khai đã được công bố tại Hội nghị Tổng kết toàn quốc sáng 23/3 diễn ra tại Hà Nội

Kinh tế nông thôn khởi sắc nhờ chương trình OCOP

Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản và thúc đẩy mạnh mẽ tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. 

Kết quả là đã có gần 4.470, chiếm 72% số sản phẩm đạt 3 sao trở lên, vượt 1,86 lần so với mục tiêu, tiêu biểu như: chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì, Hà Giang; chè Tân Cương, Thái Nguyên; cà phê Sơn La, lúa gạo Sóc Trăng. Chương trình đã tạo điều chuẩn hoá  quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Gần 100% sản phẩm OCOP đã có nhãn hiệu, bao bì đạt quy cách thương mại, thể hiện trình độ sản xuất của nông dân ngày càng tiến bộ. Nhiều HTX, DN đã xây dựng được vùng nguyên liệu, từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín. 

Hiện nay có 393 chuỗi giá trị sản phẩm OCOP hoạt động hiệu quả, giúp nâng cao trình độ sản xuất và thu nhập cho người dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình OCOP thay đổi cuộc sống người dân như thế nào? - Ảnh 1.

Chương trình OCOP thay đổi cuộc sống người dân

Sau gần 3 năm triển khai OCOP, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo như   ban hành chính sách riêng về hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất , xúc tiến thương mại, khen thưởng sản phẩm OCOP…  điển hình như: Lào Cai, Bắc Kạn,Hà Nam,Hà Tĩnh,Quảng Nam, Bến Tre… Cảm nhận rõ nhất hiệu quả của chương trình không ai khác là những người nông dân khi họ được cầm tay chỉ việc, hỗ trợ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, và tất nhiên, thu nhập tăng lên.

Giá bán các sản phẩm OCOP tăng bình quân 12% so với khi chưa được công nhận. Gần 61% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm. Các sản phẩm được đề nghị cấp quốc gia  tăng trưởng về doanh thu từ 20-40%.

Chương trình OCOP thay đổi cuộc sống người dân như thế nào? - Ảnh 2.

Tạo ra được 393 chuỗi giá trị, chương trình OCOP đã thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ và thu nhập ổn định  cho hàng chục nghìn lao động nông thôn.

Chương trình OCOP là một chương trình mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực, do đó giai đoạn đầu triển khai,một số địa phương còn nhiều lúng túng trong cách làm. Trong hội nghị tổng kết sáng nay, đã có nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia về việc triển khai trong giai đoạn tới

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh: OCOP là chương trình trọng điểm quốc gia, đây là một sinh kế bền vững cho khối nông thôn và có chính sách riêng, đề nghị Trung ương phải bố trí cán bộ, bố trí ngân sách chính sách để thực hiện tốt mục tiêu dài hạn

Ông Ngô Trí Công, Giám đốc Công ty Ecolotus, Đồng Tháp: Chương trình OCOP sẽ có thể giúp luân chuyển hàng hóa, hóa, kết nối nhiều vùng nguyên liệu lại với nhau để tránh tình trạng là nó bị manh mún do phụ thuộc quá nhiều vào mùa vụ.

Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh: Phải quan tâm đến xây dựng tổ chức OCOP mạnh, nghĩa là nâng cao năng lực cho cho các chủ thể và xây dựng cộng đồng người ta mạnh, người ta có sự tương tác, tương hỗ với nhau để cùng phát triển.

Chương trình OCOP thay đổi cuộc sống người dân như thế nào? - Ảnh 3.

Trà hoa vàng hiện là sản phẩm OCOP 5 sao của Quảng Ninh. Ảnh: VOV

Như tên gọi của nó, OCOP tập trung vào các sản phẩm nhỏ, ở các địa bàn xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tạo ra việc làm và thu nhập bền vững cho người dân. Gần 3 năm, chưa thể nói về 1 kết quả bền vững, nhưng diện mạo mới, hơi thở mới, nền tảng mới cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân là điều cần phải ghi nhận. Điều quan trọng nhất không chỉ là tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng mà chính là sự thay đổi trong cách làm nông nghiệp với tư duy thị trường của người nông dân. Khi họ có thể làm giàu trên chính quê hương mình mà không phải ly hương ra các thành phố, OCOP thực sự sẽ là 1 mũi tên trúng nhiều đích và những cái đích về văn hóa, xã hội, môi trường cũng không kém phần quan trọng.

Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 23/3 với khách mời là ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trao đổi cụ thể hơn về những vấn đề liên quan đến OCOP.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước