Biến thể Delta đe dọa đà tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thanh Hiệp-Thứ năm, ngày 09/09/2021 16:28 GMT+7

VTV.vn - Theo báo cáo của FED, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã chậm lại trong tháng 7 và tháng 8, khi số ca lây nhiễm COVID-19 mới ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng, thị trường lao động.

Theo Sách Be do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố, các doanh nghiệp nước này đang phải chống chọi với lạm phát tăng cao và nguồn cung hàng hóa thiếu hụt. Nếu tình hình trở nên trầm trọng hơn, chi phí tăng sẽ được đẩy sang phía người tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực.

FED cũng cho biết tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8 vừa qua, chủ yếu bắt nguồn từ việc người dân giảm ăn nhà hàng, ít di chuyển và đi du lịch hơn trước do lo ngại biến thể Delta.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động Mỹ cũng công bố kết quả khảo sát cho thấy số vị trí cần tuyển dụng tại thị trường việc làm đã tăng lên mức cao kỷ lục 10,9 triệu trong tháng 7, nhiều hơn 2 triệu so với số người thất nghiệp, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang thiếu hụt lao động trầm trọng.

Biến thể Delta đe dọa đà tăng trưởng kinh tế Mỹ - Ảnh 1.

Người dân Mỹ giảm ăn nhà hàng, ít di chuyển và đi du lịch hơn trước do lo ngại biến thể Delta. (Ảnh minh họa: The Trade)

"Hiện tại, tôi nghĩ có rất nhiều sự không chắc chắn về tương lai của chính sách tiền tệ, lạm phát và việc biến thể Delta sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế. Những yếu tố này hiện đang tạo ra tâm lý thận trọng trong một thị trường mà giá cổ phiếu ở mức rất cao", Giám đốc điều hành Công ty quản lý tài sản Gerber Kawasaki Ross Gerber cho biết.

Theo CNBC, giới đầu tư Mỹ đang chuẩn bị cho nhiều biến động trong tháng 9 - vốn được coi là một trong những giai đoạn tiêu cực nhất trong năm đối với thị trường chứng khoán Phố Wall. Năm nay, giá cổ phiếu có thể biến động mạnh, đặc biệt khi chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 20% kể từ đầu năm, mà chưa có lần nào điều chỉnh quá 5%.

"Cổ phiếu công nghệ hiện vẫn còn khá mạnh và có thể được giữ vững, nhưng một số cái tên khác mang tính chu kỳ hơn như nhóm cổ phiếu Dow Jones chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Tôi dự đoán điều này sẽ xảy ra trong thời gian tới", ông Nicholas Colas, Đồng sáng lập công ty Datatrek Research, nhận định.

Một trong những nhân tố thúc đẩy nhà đầu tư bán ra có thể là việc FED sẽ rút bớt các chính sách hỗ trợ tiền tệ từng được công bố trong đại dịch. Trước đó, Chủ tịch FED Jerome Powell từng cho biết, cơ quan này nhiều khả năng sẽ cắt giảm chương trình bơm tiền trong năm nay, nhưng sẽ chưa vội tăng lãi suất.

Kinh tế Mỹ đón nhận những tín hiệu trái chiều Kinh tế Mỹ đón nhận những tín hiệu trái chiều

VTV.vn - Hoạt động tuyển dụng tháng 8 trong khu vực tư nhân của Mỹ ghi nhận mức tăng, trong khi nhiều công ty lại thiếu nhân viên và khó khăn trong việc tuyển dụng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước