Đây là giải thích của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề trước nhiều ý kiến băn khoăn việc Bộ LĐTB&XH khó quản lý giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
Với Nghị
quyết số 76/NQ-CP, ngày 3/9/2016, phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2016 Chính phủ
đã thống nhất giao cho Bộ LĐTB&XH là cơ quan quản lý
nhà nước về GDNN.
Ông Nguyễn Hồng Minh - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Ảnh: Tổng Cục dạy nghề)
Theo
TS Nguyễn Hồng Minh - Tổng cục trưởng
Tổng cục Dạy nghề, việc giao quản lý nhà nước về GDNN cho Bộ LĐTB&XH quản lý đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, cân
nhắc, xem xét, kỹ lưỡng, trong suốt thời gian dài, trong đó có tham vấn nhiều
chuyên gia, trước khi đưa ra quyết định.
Trước
nhiều ý kiến băn
khoăn việc Bộ LĐTB&XH khó quản lý giáo dục nghề nghiệp, TS Nguyễn Hồng Minh cho biết: "Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, tức
là xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện
pháp luật (xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách về GDNN) và tổ chức, điều hành
các hoạt động để đưa GDNN vào thực tiễn, chứ không phải cơ quan chủ quản, như một
số trường đang hiểu.
Việc
quản lý trực tiếp (cơ quan chủ quản) các trường chuyên nghiệp vẫn là các Bộ,
ngành, địa phương như trước đây, không hề có sự thay đổi".
Trước
câu hỏi, các lĩnh vực sư phạm, y tế, văn
hóa nghệ thuật, quốc phòng, an ninh…. là những lĩnh vực đặc thù, tại sao lại
giao Bộ LĐTB&XH quản lý?", ông Minh nhấn mạnh: "Như
tôi đã nêu ở trên, Bộ LĐTB&XH chỉ là cơ quan quản lý
nhà nước về GDNN, tức là xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai, chứ
không phải quản lý về mặt chuyên môn của các lĩnh vực này.
Việc này cũng tương tự như việc Bộ GD&ĐT cũng không phải là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực y tế, văn hóa, quốc phòng an ninh… nhưng vẫn thực hiện quản lý nhà nước ở những lĩnh vực này trong nhiều năm qua.
Các Bộ chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn về chuyên môn của ngành mình cho các trường theo quy định của luật, nghị định và các thông tư hướng dẫn".
Bộ LĐTB&XH chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, tức là xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai, chứ không phải quản lý về mặt chuyên môn của các lĩnh vực này (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân Trí)
Để
hệ thống giáo dục nghề nghiệp được vận hàng tốt hơn, thu hút thêm nhiều học
viên, ông Minh cho biết, thời gian tới, Bộ LĐTB&XH
sẽ sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo, xác định lại ngành nghề trọng điểm, tiếp
cận với chuẩn khu vực, quốc tế. Đồng thời, Bộ cũng xây dựng chuẩn đầu ra và hướng
dẫn các trường xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra nhằm đảm bảo cơ
hội việc làm cho các thí sinh sau khi ra trường.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!