Quy định trong Thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước này được xem là một bước tiến trong việc tạo cơ chế thị trường cho hoạt động tín dụng.
Theo Luật dân sự 2015 có hiệu lực từ đầu năm 2017, trần lãi suất cho vay là 20%/năm, trừ trường hợp "luật liên quan có quy định khác", mà trong trường hợp này, là luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, theo luật các các tổ chức tín dụng, lãi suất là "theo thỏa thuận", nhưng lại phải "theo quy định của pháp luật". Luật sư cho rằng, nếu chỉ quy định như vậy là chưa rõ.
Tuy nhiên, Thông tư 39 sắp có hiệu lực đã cụ thể hoá được các quy định chưa rõ này. Theo đó, quy định "tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường" chỉ trừ 5 loại hình Nhà nước quy định trần lãi suất. Các luật sư đánh giá cao điểm mới này.
Tách bạch giữa vay ngân hàng và vay dân sự được xem là tích cực và theo chuẩn mực quốc tế bởi không thể nào chỉ vì chống cho vay nặng lãi mà bóp méo cả thị trường. Giới ngân hàng nhận định, quy định "bỏ trần" có thể là đòn bẩy cho hoạt động cho vay tiêu dùng vốn có lãi suất cao nhất ở ngân hàng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!