"Bếp trên mây" được xem là hướng đi mới giúp các chủ tiệm ăn tìm kiếm nguồn doanh thu mới.
Ông Mohamad Ballout - Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập Kitopi nói: "Nếu bạn là một doanh nghiệp ở New York và muốn mở rộng sang Dubai, bạn chỉ cần cấp phép thương hiệu của mình cho chúng tôi và chúng tôi là những người sẽ nấu các món ăn thay cho bạn. Các đầu bếp sẽ được đào tạo theo đúng tiêu chuẩn của bạn. Phương pháp kinh doanh này giúp các nhà hàng mở rộng quy mô trong thời đại kỹ thuật số mới".
"Bếp trên mây" Kitopi có 60 nhà bếp và đang hoạt động tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất, Kuwait và Saudi Arabia. Ngoài việc tăng gấp đôi số đối tác nhà hàng trong năm ngoái, Kitopi còn vừa ra mắt dịch vụ mới tại Jeddash và lên kế hoạch mở thêm 5 nhà bếp mới ở Saudi Arabia trong năm nay.
"Bếp trên mây" được xem là hướng đi mới giúp các chủ tiệm ăn tìm kiếm nguồn doanh thu mới.
Nhiều nhà hàng như pizza Papa John's đã nhanh chóng bước chân lên "Bếp trên mây" Kiopi khi đại dịch khiến một nửa chuỗi cửa hàng của họ phải đóng cửa.
"Chúng tôi có thể bắt đầu kinh doanh với Kitopi trong vòng chưa đầy một tuần, trong khi nếu tự xây dựng nhà hàng của riêng mình sẽ mất từ 3 - 6 tháng", ông Tapan Vaidya - Giám đốc điều hành khu vực của Papa John's nói.
Xu hướng đặt đồ ăn trực tuyến thời đại dịch đã khiến đơn hàng từ các nền tảng kỹ thuật số của các nhà hàng truyền thống như Papa John's tăng từ 30% đến 60% doanh thu. Sự bùng nổ của dịch vụ "Bếp trên mây" cũng cho thấy sức mạnh ngày càng tăng của các công ty giao hàng bên thứ ba như Deliveroo và Uber Eats.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!