Các doanh nghiệp mì gói châu Á “bội thu” trong đại dịch

Vân Anh (t/h)-Thứ tư, ngày 26/08/2020 17:04 GMT+7

Người dân Hong Kong (Trung Quốc) mua mì ăn liền tại siêu thị. (Ảnh: Reuters)

VTV.vn - Đại dịch khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu vào nhiều mặt hàng, nhưng mì gói lại nổi lên như một sản phẩm được lựa chọn nhiều hơn cả vào thời điểm này.

Nhu cầu tăng cao giúp ngành mì gói châu Á hưởng lợi lớn. Khi ngày càng có nhiều người ở nhà vì các quy tắc giãn cách xã hội, mì ăn liền đã tạo được sức hút mới ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tingyi Holdings - Công ty sở hữu thương hiệu mì ăn liền bán chạy nhất Trung Quốc chứng kiến một năm bội thu với lợi nhuận ròng tăng 60%.

Chủ tịch nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất Trung Quốc Tingyi cho biết, số lượng người đi lại giảm cho thấy tầm quan trọng của thị trường mì gói ở các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn. Cùng với đó, xu hướng tích trữ ngày càng tăng của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch và sở thích ăn uống tại nhà, cũng khiến doanh thu bán hàng tăng cao.

Trong đại dịch COVID-19, thương hiệu mì Tingyi đã nắm bắt thành công nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp Trung Quốc. Tingyi cũng đã có chỗ đứng trên thị trường và phạm vi tiếp cận rộng rãi trên toàn quốc.

Các doanh nghiệp mì gói châu Á “bội thu” trong đại dịch - Ảnh 1.

Mỳ ăn liền Maggi bày bán trong siêu thị. (Ảnh: Aljazeera)

Doanh số kinh doanh mì ăn liền trong nửa đầu năm 2020 của Tingyi vượt trội so với thị trường. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, doanh số bán mì ăn liền ở Trung Quốc đại lục đã tăng 11,5%.

Không chỉ ở Trung Quốc, người châu Á nói chung cũng rất thích ăn mì gói. Nhiều quốc gia khác trong khu vực, như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, cũng lọt vào danh sách top 10 quốc gia tiêu thụ mì gói lớn nhất.

Hai nhà sản xuất mì lớn của Nhật Bản là Nissin Foods Holding và Toyo Suisan còn dẫn đầu đà phục hồi của thị trường chứng khoán nước này. Doanh số bán hàng trong nước cũng như nước ngoài ở cả hai công ty đều tăng mạnh.

Các hãng mì ăn liền tại Hàn Quốc và Indonesia cũng ghi nhận doanh thu tăng kỷ lục trong giai đoạn này. Công ty Nongshim của Hàn Quốc ghi nhận mức doanh thu nửa đầu năm tăng 17,2% so với một năm trước đó, lên 1,13 tỷ USD. Doanh số bán hàng trong nước của nhà sản xuất mì cay Shin Ramyun đã tăng lên 12%, trong khi doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng 34%, chủ yếu được thúc đẩy bởi hai thị trường nước ngoài lớn là Trung Quốc và Mỹ.

Kinh tế khó khăn, người dân Trung Quốc đua nhau mua mì tôm Kinh tế khó khăn, người dân Trung Quốc đua nhau mua mì tôm

VTV.vn - Theo thống kê năm 2013 của Hiệp hội Mỳ ăn liền thế giới, cứ mỗi giây trôi qua, có tới 1.465 gói mỳ ăn liền được tiêu thụ tại Trung Quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước