Trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn là không thể tránh khỏi. Nhất là với những gia đình bận rộn. Nhanh, tiện là những ưu điểm rõ ràng có thể nhìn thấy. Nhưng kèm với đó là rất nhiều nỗi lo lắng, như là gây khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những lo lắng ấy có đúng hay không?
Nguyên liệu làm ra mì ăn liền chủ yếu là từ bột lúa mì (bột mì). Khi sử dụng mì ăn liền, quá trình tiêu hóa cũng diễn ra tương tự như với bánh mì, bún, phở, cơm, cháo.
Khi chế biến mì ăn liền, người tiêu dùng nên kết hợp với các thực phẩm khác để đa dạng bữa ăn và cân bằng dinh dưỡng.
Thưởng thức mì gói kèm thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm, trứng… giúp cân đối hơn về năng lượng đến từ chất đạm, đặc biệt là cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Ngoài ra, không chỉ riêng đối với mì gói, việc thêm rau cải, giá đỗ, rau má, rau muống, cà rốt, cà chua… vào bữa ăn nói chung sẽ giúp tăng cường chất xơ cho cơ thể, tránh táo bón, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ, ngăn ngừa cholesterol máu cao, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường tuýp 2.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!