Các thương hiệu Hong Kong (Trung Quốc) phải chuyển nhãn mác thành “Made in China”

Anh Quang-Thứ hai, ngày 21/09/2020 10:25 GMT+7

VTV.vn - Việc Mỹ tước bỏ quy chế đặc biệt với Hong Kong (Trung Quốc) khiến hàng hóa sản xuất tại đặc khu kinh tế này sẽ bị dán mác "Made in China” từ cuối tháng 11 khi bán tại Mỹ.

Quy định mới ngay lập tức đẩy nhiều doanh nghiệp Hong Kong loay hoay tìm cách duy trì danh tiếng của các sản phẩm tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.

Những công nhân nhà máy sản xuất nước tương Koon Chun tại Hong Kong (Trung Quốc) những ngày này đang tất bất dán nhãn "Made in China", tức sản xuất tại Trung Quốc lên các sản phẩm đóng hộp của mình.

Được thành lập gần một thế kỷ trước, những chai nước tương đen, tương đậu nành hay dầu hào của Koon Chun đã có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt ở những khu China Town trên đất Mỹ.

Các thương hiệu Hong Kong (Trung Quốc) phải chuyển nhãn mác thành “Made in China” - Ảnh 1.

Công nhân nhà máy sản xuất nước tương Koon Chun dán nhãn "Made in China".

Quy định hàng hóa sản xuất tại Hong Kong nhập khẩu vào Mỹ phải được dán nhãn chỉ rõ xuất xứ từ Trung Quốc kể từ ngày 25/9 được đưa ra chỉ hai ngày trước khi lô hàng 1.300 thùng nước tương của Koon Chun chuẩn bị lên đường đến Atlanta.

"Tất cả mọi chữ cứ liên quan đến Made in Hong Kong đều bị dán đè lên. Nhưng doanh nghiệp như chúng tôi đang bị đối xử cứ như trẻ con vậy. Chúng tôi rất buồn. Rất may là quy định đã được hoãn đến cuối tháng 11 sau bầu cử Tổng thống Mỹ để còn thay đổi", ông Daniel Chan - đại diện Nhà máy sản xuất nước tương Koon Chun nói.

Hội đồng Phát triển Thương hiệu Hong Kong cho biết, nhiều khách hàng Mỹ chỉ chấp nhập hàng hóa sản xuất tại Hong Kong và họ từ chối sản phẩm "Made in China". Giờ các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để phù hợp với tiêu chuẩn nhập khẩu của Mỹ.

Các thương hiệu Hong Kong (Trung Quốc) phải chuyển nhãn mác thành “Made in China” - Ảnh 2.

Hàng hóa được sản xuất tại Hong Kong sẽ bị dán mác "Made in China" khi vào Mỹ. Ảnh: SCMP.

Ông Simon Wong Ka-Wo - Chủ tịch hãng xuất đồ uống Kampery Group cho hay: "Chúng tôi phải thiết kế lại bao bì và xúc tiến một số chương trình khuyến mãi tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, công ty đang xem xét thiết lập một dây chuyền sản xuất riêng để phục vụ thị trường Bắc Mỹ".

Thậm chí, một số doanh nghiệp khác còn thay đổi nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tránh bị dán mác "Made in China".

Theo Reuters, Hong Kong đang tham khảo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để thương thảo lại với Mỹ về dán nhãn xuất xứ hàng hóa. Xuất khẩu của đặc khu này sang Mỹ đạt 471 triệu USD Mỹ hồi năm 2019.

Mỹ chấm dứt ưu đãi thương mại với Hong Kong (Trung Quốc) Mỹ chấm dứt ưu đãi thương mại với Hong Kong (Trung Quốc)

VTV.vn - Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ban hành một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt những ưu đãi thương mại đối với Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước