Cải thiện giá thành, tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu tôm

Hùng Lĩnh-Thứ ba, ngày 11/07/2023 22:18 GMT+7

VTV.vn - Để hoàn thành kế hoạch 4,3 tỷ USD trong năm nay, sản phẩm tôm cần có những giải pháp tăng sức cạnh tranh, nhất là cải thiện giá thành.

Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản. Tuy nhiên trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm chỉ hoàn thành được hơn 1/3 chặng đường.

Tính toán từ hợp tác xã nuôi tôm, giá thức ăn chiếm đến 60% chi phí đầu vào và hiện đã tăng hơn 30%. Tổng chi phí hiện tại đã hơn 80.000 đồng/kg, nếu bán với giá dưới 100.000 đồng mỗi kg thì người nuôi sẽ không có lãi nhiều. Trường hợp gặp thời tiết xấu, dịch bệnh, càng rủi ro hơn.

"Thường chúng tôi chỉ tiếp xúc đại lý cấp 1, cấp 2, ít khi tiếp xúc được với công ty. Giá công ty bán cho hợp tác xã thì công ty cũng tính giá cao hơn so với giá bán cho nhà phân phối, đại lý cấp 1", ông Ngô Công Luận, Giám đốc Hợp tác xã Nông ngư 14/10 Hòa Nhờ A, Sóc Trăng, cho biết.

Cải thiện giá thành, tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu tôm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi hơn 32.000 ha, đạt gần 63% so với kế hoạch. Trong khi các doanh nghiệp, hộ nuôi tôm đang phải đối diện thời tiết bất lợi, dịch bệnh đến từ chất lượng con giống, chi phí thức ăn tăng cao, giá tôm thu mua đã giảm từ 16.000 - 33.000 đồng/kg. Do đó để gỡ khó, địa phương sẽ tổ chức lại sản xuất, hạn chế các mô hình nhỏ lẻ thiếu liên kết.

"Chúng tôi kiến nghị Bộ Nông nghiệp xem xét lại nghề nuôi tôm là một nghề có điều kiện và buộc các cơ sở nuôi phải đăng ký có điều kiện nuôi, vừa đảm bảo an toàn môi trường, vừa đảm bảo phát triển bền vững", bà Quách Thị Thanh Bình, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, đề xuất.

"Quy trách nhiệm cụ thể đối với từng thành phần tham gia chuỗi sản xuất này. Bên cạnh đó, đối với nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp để vừa hỗ trợ, vừa khuyến khích hình thành, phát triển các mối liên kết này", ông Lý Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng, nêu quan điểm.

Ngoài ra, để nhập cuộc và nâng cao tính cạnh tranh tại các thị trường lớn, cần tăng cơ sở nuôi đạt tiêu chuẩn ASC. Hiện nay, diện tích nuôi tôm cả nước theo chuẩn này chưa tới 1%, trong khi Ecuador là 20%. Để chuyển đổi mô hình, nguồn vốn cần được "bơm" kịp thời cho người nuôi, nhằm đáp ứng các yêu cầu từ thị trường quốc tế.

Xuất khẩu tôm chịu nhiều thách thức Xuất khẩu tôm chịu nhiều thách thức

VTV.vn - Xuất khẩu tôm giảm sút liên tiếp kéo dài từ tháng 8/2022 tới nay. Sức cạnh tranh yếu của tôm đang trở thành thách thức trong năm nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước