Tình trạng trên dẫn đến thất thu thuế, rủi ro trong giao dịch và nội dung tuyên truyền, cũng như gây sức ép lớn tới cơ hội phát triển của các OTT nội.
Do đó, cần sớm có những chế tài phù hợp để tạo ra môi trường bình đẳng, vừa trao cơ hội cho các nền tảng nội mà vẫn đảm bảo tính cạnh tranh cho thị trường.
Chưa được cấp phép nhưng nhiều ứng dụng cung cấp nội dung trực tuyến qua OTT vẫn âm thầm phát hành nhiều dịch vụ đến người dùng Việt Nam. Ảnh minh họa.
Không chỉ bán nội dung, thu phí người dùng nội, chính việc "chưa cấp phép" đã kinh doanh của các nền tảng ngoại đã dẫn đến nhiều hành vi trục lợi, lừa đảo khác. Nhiều đối tượng thậm chí rao bán dùng chung tài khoản lừa bán các gói dịch vụ siêu rẻ. Thế nhưng sau đó biến mất mà người dùng không thể khiếu nại.
Bên cạnh việc lừa đảo tiền của người sử dụng, hình thức mua bán không chính thức này cũng tồn tại nhiều nguy cơ về mất an toàn thông tin. Gần đây, các dịch vụ này thậm chí còn tuyên truyền các nội dung xấu độc, sai sự thật. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải có nhiều biện pháp xử phạt.
Thị trường OTT cần bình đẳng cạnh tranh để tháo gỡ khó cho OTT nội. Ảnh minh họa.
Cũng theo Hiệp hội truyền hình trả tiền, các ứng dụng không phép này còn gây ảnh hưởng xấu tới thị trường OTT nội, tước đi cơ hội phát triển của nhiều doanh nghiệp Việt.
Mới đây, Hiệp hội truyền hình trả tiền đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất sớm hoàn thiện, ban hành nghị định 06 sửa đổi để quản lý chặt chẽ và bình đẳng giữa các nền tảng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã yêu cầu các cơ quan truyền thông thận trọng trong truyền thông, quảng bá cho các nền tảng không phép này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!