Báo cáo của ngân hàng này cũng bày tỏ quan ngại tốc độ tăng trưởng này có thể đẩy nhanh mức huy động nợ của nền kinh tế. Tuy nhiên thực tế, mức tăng trưởng tín dụng hiện nay có đáng lo ngại như phân tích của WB hay không.
Tại Việt Nam, tăng trưởng tín dụng hiện gấp 3 lần GDP trên danh nghĩa. Tuy nhiên, thông lệ phổ biến trên thế giới dành cho các quốc gia đang phát triển là 2,5 lần. Nếu theo tỷ lệ WB đưa ra, tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ nên ở mức 15 - 16%, thay vì 18-20% như mục tiêu đặt ra.
Một nguyên nhân được đại diện Ngân hàng Nhà nước đưa ra là bởi nhu cầu vốn cho DN tại Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào vốn của ngân hàng do chưa thể phát triển các thị trường khác. Bên cạnh đó, thời gian qua, hệ thống ngân hàng cũng đã hạn chế phân bổ tín dụng vào các ngành nghề rủi ro, tập trung ưu tiên đầu tư vào các ngành nghề sản xuất, đóng góp cho nền kinh tế.
Nhận định viễn cảnh trung hạn của kinh tế Việt Nam là tích cực nhưng WB cũng nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng giải quyết nợ xấu, thực hiện cải cách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô trong tương lai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!