Hãng hàng không Cathay Pacific Airways Ltd. (Ảnh: Nikkei Asian Review).
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Cathay đang chật vật đối phó với sự sụt giảm lưu lượng hành khách do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp COVID-19 cùng những hạn chế đi lại được áp đặt sau đó.
Ông Justin Tang - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường châu Á tại công ty tư vấn đầu tư United First Partners - cho biết Cathay có thể đang lên kế hoạch gọi vốn thông qua việc phát hành quyền mua cổ phiếu được "chống lưng" bởi Swire và Air China.
Chuyên gia này cũng cho biết có rất nhiều suy đoán rằng Air China đã đề xuất tiếp quản Cathay bằng cách mua lại cổ phần của Swire. Air China đã sở hữu khoảng 30% cổ phần của Cathay suốt hơn một thập kỷ qua, trong khi Swire - một trong những công ty thương mại cuối cùng còn lại của nước Anh có trụ sở tại Hong Kong – nắm giữ khoảng 45%.
Cathay Airways và hai cổ đông chính là Swire Pacific Ltd. và Air China Ltd. đã tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của họ tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc) vào ngày 9/6. Ảnh: Swire Pacific Limited.
Ngay cả trước đại dịch, Cathay đã chịu cả áp lực chính trị lẫn tài chính rất lớn khi các cuộc biểu tình bùng phát tại Hong Kong. Hãng hàng không này đã bị cả phía Trung Quốc, người biểu tình và cả nhân viên của mình chỉ trích vì phản ứng của họ trước các cuộc biểu tình.
Cathay và công ty con Cathay Dragon đã báo cáo khoản lỗ ròng 4,5 tỷ HKD (581 triệu USD) trong bốn tháng đầu năm nay (số liệu chưa được kiểm toán) khi số tuyến bay trong mạng lưới của họ giảm xuống chỉ còn 14 điểm đến. Vào tháng 4, hai hãng trung bình chỉ vận chuyển được 458 lượt khách mỗi ngày và Cathay cảnh báo rằng nhu cầu đi lại quốc tế sẽ phải mất vài năm để phục hồi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!