Chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng lâm cảnh bế tắc

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 09/07/2021 10:25 GMT+7

VTV.vn - Nhiều chủ đầu tư hiện không thể thanh toán lợi nhuận như cam kết với khách hàng, cũng như gặp khó trong việc giải quyết hàng tồn kho.

Theo báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường DKRA Việt Nam, thanh khoản các loại bất động sản nghỉ dưỡng như: nhà phố, shophouse, biệt thự biển đã giảm mạnh kể từ tháng 4 năm nay, nhiều chủ đầu tư đang không thể thanh toán lợi nhuận như cam kết với khách mua, trong khi bài toán tồn kho vẫn chưa được giải quyết.

Bài viết trên VNExpress dẫn chứng câu chuyện của một số người mua dự án căn hộ khách sạn (condotel) tại Quảng Ninh đã bị chủ đầu tư trì hoãn lợi nhuận cam kết 12%/năm kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm 2020, họ chỉ được trả vài tháng đầu rồi thay thế bằng voucher nghỉ dưỡng.

Chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng lâm cảnh bế tắc - Ảnh 1.

Hình thức cam kết lợi nhuận của các dự án condotel đang là gánh nặng với nhiều chủ đầu tư. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Đáng chú ý, một số dự án khách sạn đã vận hành hơn 1 năm nhưng vẫn còn 100 căn hộ chưa được giao dịch. Tương tự một số dự án tại Quy Nhơn, Quảng Bình, chủ đầu tư cũng đã chuyển đổi phần lợi nhuận sang voucher nghỉ dưỡng, vé máy bay cho khách hàng.

Đại diện một doanh nghiệp bất động sản cho rằng, hình thức cam kết lợi nhuận của các dự án condotel đang là gánh nặng với nhiều chủ đầu tư khi dự án không thể hoạt động do dịch bệnh. Trong khi đó, việc bán hàng tồn đang rơi vào bế tắc dù đã nhiều lần tung chính sách thưởng nóng cho môi giới và chiết khấu cho khách hàng.

Doanh nghiệp cảng biển TP Hồ Chí Minh lo đứt gãy chuỗi vận chuyển

Nhiều doanh nghiệp đang lo lắng đứt gãy hoạt động hàng hóa xuất nhập khẩu khi Cảng container quốc tế Việt Nam nằm trong khu vực thiết lập vùng cách ly tại TP Hồ Chí Minh từ chiều tối ngày 8/7.

Tờ Tuổi trẻ dẫn chứng một doanh nghiệp logistics quy mô lớn tại TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện các giấy tờ, thủ tục xét nghiệm để tài xế xe container ra vào cảng lấy hàng vẫn chưa được thống nhất.

Ngoài ra, tàu biển không cập bến được để xếp dỡ hàng, chủ hàng cũng không vào cảng được để làm thủ tục hải quan, thiếu công nhân xếp dỡ do bị hạn chế đi lại.

Chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng lâm cảnh bế tắc - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đang lo lắng đứt gãy hoạt động hàng hóa xuất nhập khẩu. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cũng cho rằng, nếu áp dụng việc cách ly như khu dân cư đối với cảng biển là không hợp lý, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa.

Thủy sản đủ chuẩn xuất EU, nhưng không đạt để vào siêu thị trong nước

Sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU), nhưng không đủ chuẩn để đưa vào siêu thị tiêu thụ nội địa. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, bất cập này là do chênh lệch quy định mức dư lượng tối đa của chỉ tiêu kháng sinh giữa Việt Nam và EU.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường EU - một trong những thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm đã cho phép ngưỡng MRL của 2 chất kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin là từ bằng đến nhỏ hơn 100ppb.

Trong khi đó, các siêu thị ở trong nước lại không chấp nhận do phải tuân thủ quy định thông tư ban hành từ 1/6/2016 về danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam.

Điều này đã gây ra bất cập cho doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh thủy sản tại thị trường nội địa để thực hiện chủ trương "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm quyết toán Không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm quyết toán

VTV.vn - Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu đẩy nhanh quyết toán dự án hoàn thành; trong đó, xem xét không giao dự án mới cho các chủ đầu tư chậm quyết toán.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước