Chứng khoán Mỹ đi qua tháng 2 ảm đạm

VTV Digital-Thứ tư, ngày 01/03/2023 09:00 GMT+7

VTV.vn - Thị trường chứng khoán phố Wall đêm 28/2 đã kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 với nhiều cảm xúc.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm

Trái ngược với phiên đầu tuần hứng khởi, cả 3 chỉ số chính đều quay đầu giảm, sắc đỏ lan tỏa ở nhiều nhóm ngành.

Như vậy tính chung cả tháng 2/2023, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 4% giá trị. Trong khi S&P 500 và Nasdaq cũng giảm lần lượt 2,6% và 1,1%. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tiến sát mốc cao nhất kể từ tháng 11/2022.

Một số liệu kinh tế khác cũng vừa được đưa ra cho thấy niềm tin tiêu dùng Mỹ tháng 2 đã bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng, do lo ngại về triển vọng của nền kinh tế trong những tháng tới và triển vọng việc làm.

Còn ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, việc lạm phát của Tây Ban Nha và Pháp tiếp tục tăng do thực phẩm và dịch vụ đồng loạt tăng giá cũng khiến thị trường lo ngại Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn. Chỉ số STOXX 600 kết phiên giảm 0,3%.

Chứng khoán Mỹ đi qua tháng 2/2023 ảm đạm

Nếu so sánh với tháng đầu tiên của năm 2023, với mức tăng ấn tượng thuộc về chỉ số công nghệ Nasdaq khi tăng hơn 10% giá trị, thì có thể thấy sự quay đầu của phố Wall khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi lo lắng.

Tuy nhiên, liệu xu hướng giảm điểm này có kéo dài sang tháng 3 hay không? Tháng 3 thường đóng vai trò gì trong một năm giao dịch của thị trường chứng khoán Mỹ?

Chứng khoán Mỹ đi qua tháng 2 ảm đạm - Ảnh 1.

Lịch sử đã chứng minh, tháng thứ 2 trong năm thường không phải là tháng tốt với thị trường chứng khoán Mỹ. (Ảnh minh họa - Ảnh: AP)

Ngày giao dịch cuối tháng, Marketwatch cho biết cả 3 chỉ số chính đã có phiên sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ tháng 12/2022. Còn tháng 2 cũng là tháng thất thoát với nhà đầu tư Mỹ, do vì lạm phát cứng đầu, lãi suất tiếp tục tăng cao. Thị trường vẫn lo ngại, 2 yếu tố trên có thể làm nền kinh tế Mỹ hạ cánh gập ghềnh.

Lịch sử đã chứng minh, tháng thứ 2 trong năm thường không phải là tháng tốt với thị trường chứng khoán Mỹ. Bởi 3 tháng vàng trước đó là 10, 11, 12, các nhà đầu tư đã đổ tiền vào mua. Bước sang năm mới, họ bắt đầu có xu hướng chốt lời hoặc điều chỉnh lại. Nếu gặp các thông tin không lạc quan thì sự điều chỉnh càng lớn.

Trang Liberated Stock Trader thống kê, trong 53 năm qua, thông qua chỉ số S&P 500, tháng 2 nằm trong nhóm tháng sinh lời tệ nhất với các cổ phiếu. Vì vậy, đây cũng là tháng nằm trong nhóm được khuyên là không nên mua vào (nếu không nói là bán ra).

Chiến lược gia CFRA, Sam Stovall, nói với CNBC rằng tháng 2 thường là tháng tệ thứ 2 trong năm, các cổ phiếu giảm trung bình 0,21% giá trị, còn tháng tệ nhất là tháng 9. Tháng 3, theo lịch sử, vẫn tăng trưởng trung bình 1,1%. Xác suất tăng như vậy là 64%.

Tuy nhiên, tháng 3 năm nay, theo vị chuyên gia này, sẽ là khó đoán vì "chiếc xe bus" thị trường còn phụ thuộc vào "tay lái" FED.

FED được dự báo sẽ tăng lãi suất tiếp 0,5 điểm % trong cuộc họp vào nửa cuối tháng 3. Các chuyên gia cho rằng, FED không muốn thị trường quá kỳ vọng mà nên thực tế, thậm chí là thận trọng hơn.

Nhật báo phố Wall cho biết, các nhà đầu tư đang gia cố để chuẩn bị cho tháng 3 có thể biến động. Các chuyên gia bình trong tháng 1, người ta nghĩ việc FED thắt chặt lãi suất sẽ không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, nhưng đến nay tính chắc chắn đang giảm dần mỗi ngày. Các nhà đâu tư giờ không chỉ nghĩ về lãi suất cao, mà họ còn không biết khi nào nó mới dừng lại.

Chuyên gia John Norris của Oakworth Capital nhận định nếu lạm phát không hạ nhiệt, FED có thể phải tiếp tục duy trì tăng lãi suất lên tới 6%.

Hy vọng hiện nay của thị trường là FED không tạo nên một cuộc suy thoái vì tăng lãi suất quá cao.

Vàng và dầu quay đầu giảm trong tháng 2/2023

Thật khó có thể thấy chủ tịch FED ông Jereme Powel lúc này có thể lựa chọn một chính sách "bồ câu". Tuy nhiên thị trường đang đặt cược xem chính sách "diều hâu" mà FED theo đuổi có khiến mặt bằng lãi suất đến cuối năm nay lên 6% như dự báo của JP Morgan và Bank of America hay không. Hiện hơn 24% dự báo trên trang công cụ FED Watch đang cho thấy lãi suất sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản sau cuộc họp chính sách tháng 3.

Kết thúc tháng 2, thị trường kim loại quý và năng lượng cũng đã có những phản ứng nhất định.

Vàng là tài sản dự phòng lạm phát, nhưng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ kim loại quý này tăng khi lãi suất được nâng lên để hạ nhiệt lạm phát. Vì vậy giá vàng khép lại tháng 2 với mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2021, mất khoảng 5% giá trị. Hiện giá vàng giao ngay giao dịch quanh mức 1.828 USD/ounce. Giá vàng giảm cũng đến từ việc đồng USD bật tăng trở lại kể từ tháng 9/2022. Chỉ số Dollar Index tăng 2,5% trong tháng qua.

Còn với dầu, giá vàng đen giảm tháng thứ tư liên tiếp do lo ngại FED tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và kho dự trữ tăng ở Mỹ làm thị trường không còn quá lạc quan về nhu cầu bùng nổ của Trung Quốc sau khi mở cửa.

Trong tháng 2, giá dầu Brent đã giảm khoảng 0,7% xuống còn 83,89 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm khoảng 2,5% xuống còn 77,05 USD/thùng.

Chứng khoán Mỹ phục hồi Chứng khoán Mỹ phục hồi

VTV.vn - Sau khi trải qua tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch đêm 27/2 (theo giờ Việt Nam).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước