Chuyển đổi nguồn cung nguyên liệu, đảm bảo xuất khẩu gỗ bền vững

VTV9-Thứ tư, ngày 08/08/2018 10:10 GMT+7

VTV.vn - Việc chuyển đổi mô hình trồng rừng để đảm bảo nguồn gỗ cho chế biến đang là giải pháp căn cơ giúp các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ phát triển bền vững.

Năm 2017, xuất khẩu gỗ của Việt Nam cán mốc 8 tỉ USD, năm 2018 đặt mục tiêu đạt 9 tỉ USD. Tuy nhiên, gần một nửa nguyên liệu gỗ được nhập từ nhiều nước trên thế giới. Việc quá lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến hàng gỗ xuất khẩu của nước ta giảm lợi thế do bị động.

Ba năm trước, với yêu cầu của đối tác nhập khẩu là sản phẩm cung cấp phải được làm từ nguồn gỗ có chứng chỉ Quản lý bền vững và bảo vệ sinh thái (FSC), Công ty xuất khẩu đồ gỗ Scansia Pacific đã hỗ trợ chi phí, cam kết không ép giá khi có thiên tai, bao tiêu gỗ có chứng chỉ FSC cho nông dân với giá cao hơn thị trường từ 15 - 20%. Với cách làm này, công ty đã chủ động được nguyên liệu, tránh rủi ro, giảm chi phí trung gian khi nhập nguyên liệu từ nước ngoài về, tạo được nguồn thu nhập ổn định cho khoảng 600 hộ dân.

Năm 2017, giá trị chế biến nguồn gỗ rừng trong nước là 2,5 tỷ USD, đáp ứng 52% nguyên liệu gỗ sản xuất cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. Việc chuyển đổi hàng trăm nghìn ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn để làm gỗ nguyên liệu chế biến đang tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho ngành.

Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu gỗ đứng thứ 5 toàn cầu với lợi thế nguyên liệu trong nước giá rẻ, ổn định. Thông qua chuỗi liên kết giá trị giữa nông dân trồng rừng - doanh nghiệp chế biến gỗ, các doanh nghiệp kỳ vọng, năm 2025, ngành xuất khẩu gỗ sẽ mang về 20 tỷ USD cho đất nước.


Thiếu hụt trầm trọng gỗ nguyên liệu Thiếu hụt trầm trọng gỗ nguyên liệu

VTV.vn - Ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt trầm trọng gỗ nguyên liệu.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước