Năm 2017, ngành xuất khẩu đồ gỗ của nước ta cán mốc 8 tỉ USD, năm 2018 đặt mục tiêu là 9 tỉ USD và thậm chí là hàng chục tỉ USD trong năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, ngành xuất khẩu đồ gỗ đang cần đến ít nhất 33 triệu m3 gỗ nguyên liệu một năm. Với tốc độ phát triển của ngành gỗ, nhu cầu cấp bách về nguyên liệu buộc ngành gỗ phải dùng hai giải pháp song song, đó là nhập khẩu nguyên liệu và trồng rừng để khai thác.
Trong đó, mô hình hợp tác xã khai thác rừng trồng theo hướng liên kết gồm: Nhà nước, doanh nghiệp, lâm dân đã và đang góp phần chăm lo đời sống cho người dân, cân bằng sinh thái và đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất.
Từ khi tham gia vào dự án trồng rừng bền vững, lâm dân bắt đầu một cuộc sống mới. Với cam kết hỗ trợ và bao tiêu từ doanh nghiệp, họ không còn phải lo lắng về ngày mai, chỉ tập trung chăm sóc cho phần rừng được giao. Không chỉ nông dân được lợi, mô hình hợp tác xã bền vững giúp doanh nghiệp yên tâm hơn bởi khi có tổ chức hợp tác xã đại diện, tính cam kết sẽ cao hơn.
Các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ cho rằng, có thể ví đây như mô hình phát triển bền vũng kiểu mẫu cần được nhân rộng ở các địa phương khác bởi nó góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng nguyên liệu, tạo thế ổn định cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trong nước và xuất khẩu đồ gỗ.
Xuất khẩu đồ gỗ vượt kế hoạch tới năm 2020 VTV.vn - 8 tỉ USD là giá trị ngành xuất khẩu đồ gỗ năm 2017 lần đầu mang lại. Đây được đánh giá là con số khá bất ngờ bởi đó là định hướng cho năm 2020 nhưng năm 2017 đã chạm mốc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!