Hiện giá vải của Việt Nam tại Mỹ đang cao hơn vải nội địa cũng như vải nhập khẩu từ Mexico hay Nam Mỹ. Theo bà Amy Nguyễn, đại diện Công ty Dragonberry, Hoa Kỳ nếu cải thiện được cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giảm chi phí vận chuyển và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, cơ hội cho trái vải nói riêng và hoa quả tươi Việt Nam nói chung tại thị trường Bắc Mỹ là rất lớn.
Đây là năm thứ 3 công ty của bà đưa quả vải của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Vậy sự đón nhận của khách hàng Mỹ với quả vải là như thế nào?
Bà Amy Nguyen - Giám đốc điều hành, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Dragonberry, Hoa Kỳ: Ba năm trước, khi chúng tôi bắt đầu đưa quả vải vào thị trường Mỹ. Chúng tôi đã phải hướng dẫn những khách hàng ở đây cách để ăn quả vải sao cho đúng, và in thẳng vào bao bì của sản phẩm. Đến năm thứ 3 này thì khách hàng đã quen với hương vị, cảm nhận được sự thơm ngon của trái vải Việt Nam, nên chúng tôi vẫn đánh giá được tiềm năng rất lớn của thứ quả này.
Vậy theo bà, còn những thách thức nào không để chúng ta có thể xuất khẩu quả vải vào thị trường khó tính như Mỹ?
Chúng tôi mang theo công nghệ và nghiên cứu của mình. Đội ngũ các nhà khoa học giúp chúng tôi xử lý và tham gia sâu hơn vào quá trình xử lý sản phẩm sau thu hoạch. Chúng ta thiếu những nhà máy làm mát hoa quả, và cần thêm những trung tâm chiếu xạ cho hoa quả, dù hiện đã có 2 nhà máy như thế rồi. Trên thực tế, nếu những công ty như chúng tôi muốn gia tăng thêm nhu cầu nhập khẩu vải vào Mỹ, Việt Nam có thể sẽ không đáp ứng được, bởi cản trở của cơ sở hạ tầng.
Là một người Mỹ gốc Việt, theo chị vai trò mà cộng đồng người Việt Nam ở ngước ngoài có thể đóng góp trở lại cho việc phát triển kinh tế xã hội và xuất khẩu hàng hóa, ở đây là giữa Việt Nam và Mỹ là như thế nào?
Mục tiêu của chúng tôi trong tương lai sẽ là phải đẩy mạnh phát triển hạ tầng cung ứng sản phẩm ở trong nước. Chúng tôi đã có nhiều đối tác tại Việt Nam, và cùng nhau xây dựng được những nhà máy chế biến cả ở miền Bắc và miền Nam, nhằm đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu hoa quả Việt Nam ra nước ngoài.
Rất cảm ơn bà đã tham gia vào cuộc phỏng vấn này!
Năm 2023 chỉ riêng tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải đạt trên 200.000 tấn, tổng doanh thu đạt trên 6.800 tỉ đồng. Năm nay, nhiều vùng trồng vải bị mất mùa, sản lượng giảm một nửa, ước tính trên dưới 100.000 tấn, nhưng vùng trọng điểm vải thiều vẫn giữ nguyên kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ như mọi năm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!