Công nghiệp hỗ trợ dệt may chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 27/09/2018 11:49 GMT+7

VTV.vn - Tiềm năng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất công nghiệp phụ trợ chuyển dịch nhà máy sản xuất về nước ta.

Mới đây, Tập đoàn Velcro quyết định đầu tư nhà xưởng hơn 2.000m2 tại Bình Dương để sản xuất băng dính nhám - loại băng dính được dùng phổ biến trong sản phẩm may mặc và da giày. Với quy mô 10 tỷ sản phẩm mỗi năm, nhà máy mới được kỳ vọng sẽ gia tăng sản lượng cung ứng toàn cầu của tập đoàn.

"Lý do Tập đoàn Velcro đầu tư nhà xưởng tại Bình Dương bởi sản xuất ở Việt Nam rất hiệu quả và ngày càng có nhiều công ty từ các nơi khác chọn đến Việt Nam sản xuất. Ngoài ra, các khách hàng của chúng tôi ở Việt Nam rất nhiều. Đó là lý do tập đoàn quyết định hoàn thiện bức tranh đầu tư của mình với nhà máy tại Việt Nam", ông Bryan Whitfield - Giám đốc bán lẻ khu vực Bắc Mỹ - Tập đoàn Velcro nói.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đã thu hút hơn 2.000 nhà đầu tư nước ngoài với gần 16 tỷ USD vốn đầu tư. Đón cơ hội từ Hiệp hội Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặc biệt với quy định nguồn gốc xuất xứ sản phẩm chặt chẽ đã giúp số lượng nhà đầu tư ngoại hướng đến Việt Nam tăng lên đáng kể. Trong đó, bắt đầu có các dự án FDI sản xuất nguyên phụ liệu và phụ kiện cho ngành dệt may.

Không chỉ có thêm động lực nhờ CPTPP, ngành dệt may Việt Nam đang chờ đợi những dòng vốn mới từ EU. Đây là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của dệt may Việt Nam với quy mô trên 4 tỷ USD khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực vào cuối năm 2019.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước