Nguồn ảnh: TechCrunch.
Giá cổ phiếu của Virgin Galactic được giao dịch với mã cổ phiếu là SPCE, khép phiên ngày 28/10 giảm 0,34% xuống 11,75 USD/cổ phiếu, với mức định giá vào khoảng 969 triệu USD.
Trên trang Twitter, Virgin Galactic viết: "Chúng tôi đã đi tiên phong trong một số sự kiện quan trọng về không gian vũ trụ, bao gồm việc đưa phi hành gia trưởng trở thành khách hàng đầu tiên lên không gian trên một con tàu vũ trụ được thương mại hóa. Và hôm nay, chúng tôi đánh dấu thêm một sự kiện quan trọng khác, giờ bất cứ ai cũng có thể đầu tư vào tương lai không gian vũ trụ".
Được thành lập năm 2004, Virgin Galactic đã "gặt hái trái ngọt" sau nhiều năm đầu tư vào phát triển chương trình không gian vũ trụ của mình.
Hãng có kế hoạch cung cấp các chuyến bay "không trọng lượng" trong 90 phút/lần cho 6 hành khách từ mùa hè năm sau. Mỗi tấm vé có giá 250.000 USD (hơn 5,5 tỷ đồng). Hơn 600 người đã trả tiền hoặc đặt cọc cho các chuyến bay đặc biệt đó, bao gồm tài tử Leonardo DiCaprio và ngôi sao nhạc pop Justin Bieber.
Tuy nhiên, cuộc chạy đua trong việc cung cấp các gói du hành không gian không chỉ có Virgin Galactic.
Đối thủ sừng sỏ nhất chính là hãng vận tải vũ trụ Blue Origin của nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos. Tất nhiên tấm vé cho một chuyến du ngoạn như vậy cũng khá chát từ 200 - 300.000 USD.
Ngoài ra, một số tay chơi khác cũng đang tăng tốc nhanh để giành miếng bánh mầu mỡ này là Boeing, là SpaceX của tỷ phú Elon Musk hay Orin Span - một công ty khởi nghiệp của Mỹ.
Startup này đang ấp ủ giấc mộng xây và đưa một khách sạn sang trọng lên trên quỹ đạo vũ trụ, với khả năng đón 6 du khách mỗi lần từ năm 2021. Mỗi kỳ nghỉ kéo dài 12 ngày dự kiến có giá 9,5 triệu USD/người.
Theo UBS, ngành công nghiệp du lịch không gian sẽ có giá trị khoảng 20 tỷ USD trong 1 thập kỷ tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!