COVID-19 thúc đẩy cuộc đua lập hãng hàng không chuyên chở hàng hóa

VTV Digital-Thứ tư, ngày 21/07/2021 11:01 GMT+7

VTV.vn - Thị trường hàng không chuyên chở hàng hóa đang nóng dần lên với cuộc đua "xin gia nhập" của hàng loạt doanh nghiệp nội địa.

Mới đây, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết doanh nghiệp đã lên kế hoạch thành lập hãng bay chuyên chở hàng hóa.

Trước đó, "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn cũng đã đề xuất thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo. Bamboo hay Vietjet cũng úp mở về những động thái tương tự.

Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển thị trường này, như việc tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do, là điểm đến hấp dẫn trong làn sóng mở rộng và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, 80% thị phần vận tải hàng hóa hàng không lại đang trong tay các hãng bay nước ngoài.

COVID-19 thúc đẩy cuộc đua lập hãng hàng không chuyên chở hàng hóa - Ảnh 1.

Vận chuyển hàng hóa đang là điểm tựa cho ngành hàng không trong ngắn hạn. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Dư địa vẫn còn nhiều, nhưng cũng nhiều lý do khiến chúng ta khó cạnh tranh. Nổi cộm lên là hệ thống logistics của Việt Nam chưa phát triển, khiến chi phí vận chuyển cao hơn nhiều so với đối thủ ngoại.

Góc nhìn trên TheSaigonTimes cho rằng, điều mà các hãng bay nội cần đầu tư mạnh là một hệ sinh thái logistics, mạng lưới bay chứ không đơn thuần chỉ là máy bay.

Ưu tiên vốn cho dự án giao thông động lực

Do nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phân bổ cho các dự án hạ tầng giao thông tiếp tục khó khăn, nên Bộ Giao thông Vận tải đã phải điều chỉnh lại một số mục tiêu đầu tư.

Cụ thể, danh mục dự án khởi công mới từ 82 xuống còn 66 dự án, tập trung chủ yếu vào các dự án quan trọng như đường bộ cao tốc Bắc - Nam; các tuyến luồng hàng hải quan trọng, đường sắt Bắc - Nam; Cảng hàng không Côn Đảo; các hành lang Đông - Tây kết nối khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên…

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, các dự án được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí là công trình động lực quan trọng của quốc gia, quy mô lớn, kết nối liên vùng và phải khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả, theo bài viết trên tờ Đầu tư.

Cần công khai đối tượng được hạ lãi vay

Hiện nay, 16 tổ chức tín dụng đã cam kết giảm lãi suất hiện hành cho khách hàng doanh nghiệp, với mức giảm từ 1 - 5%, tuy nhiên sẽ không cào bằng và giảm tùy đối tượng. Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu giảm 1% lãi vay trên tổng dư nợ hiện hữu, ngành ngân hàng sẽ giảm 50% lợi nhuận.

COVID-19 thúc đẩy cuộc đua lập hãng hàng không chuyên chở hàng hóa - Ảnh 2.

16 tổ chức tín dụng cam kết giảm lãi suất hiện hành cho khách hàng doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: NLĐ)

Tổng Giám đốc một ngân hàng chia sẻ trên tờ Diễn đàn doanh nghiệp, các ngân hàng không thể giảm lãi vay trên tổng dư nợ hiện hữu, lẫn tổng cho vay mới, cho mọi đối tượng. Bởi trên thực tế, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra.

Một ước tính của SSI Reseach cho thấy, với các doanh nghiệp niêm yết, bên cạnh nhóm ngân hàng có lợi nhuận tăng trưởng mạnh, nhóm thép có mức tăng ấn tượng đều trên 2 chữ số.

Trong khi Fiin Group dự báo, 31/35 công ty chứng khoán dự kiến lợi nhuận sau thuế tăng 27%, vì vậy sẽ tốt hơn nếu công khai cụ thể từng nhóm doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực đã được ngân hàng hỗ trợ theo quý.

Đề xuất lập hãng hàng không vận tải của ông Jonathan Hạnh Nguyễn bị từ chối Đề xuất lập hãng hàng không vận tải của ông Jonathan Hạnh Nguyễn bị từ chối

VTV.vn - Bộ Giao thông vận tài (GTVT) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kiến nghị lập hãng hàng không vận tải hàng hóa IPP Air Cargo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước